Tình hình phát triển du lịch của huyện Quế Sơn trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu tiềm năng phát triển du lịch quế sơn, quảng nam (Trang 29 - 32)

đây

1. Thành tựu

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch cả tỉnh, du lịch của huyện Quế Sơn cũng đã có những bước phát triển đáng kể, thu hút nhiều du khách trong và ngoài huyện đến tham quan, khám phá, tạo tiền đề quan trọng cho ngành du lịch huyện nhà phát triển trong những năm tiếp theo.

1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch

Được thiên nhiên ban tặng cho những danh lam thắng cảnh đẹp, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy, Hội đồng Nhân nhân, Ủy ban Nhân dân huyện, sự phối hợp và hỗ trợ của các ngành, các đơn vị trong công tác quản bá, kêu gọi đầu tư nên thời gian gần đây ngành du lịch huyện nhà đã có chuyển biến khá tốt. Từ năm 2000 đến 2006, bình quân hàng năm lượng khách đến thăm quan các điểm du lịch trên địa bàn huyện ước khoảng 20 đến 25 ngàn lượt (chủ yếu là khách trong nước), tốc độ tăng bình quân về tổng lượt khách khoảng 8%/năm, tổng doanh thu chuyên ngành bình quân đạt 1,8 tỷ đồng/năm.

1.2 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịchVề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Một số tuyến đường giao thong quan trọng phục vụ du lịch đã và đang được đầu tư xây dựng và nâng cấp, cải tạo như : tuyến đường ĐT610, ĐT611A, ĐT611B, ĐH… Trong đó xây dựng được 20 km đường nhựa, 24 km đường cấp phối đá dăm, 10 km đường công vụ, 200 km đường bêtông nông thôn, làm 90 cây cầu và xóa một xã trắng về đường ô tô. Cuối năm 2004 huyện đã đầu tư kinh phí xây dựng cụm du lịch văn hóa khu trung tâm huyện (gồm công viên văn hóa, các công trình phụ trợ tượng đài chiến thắng Quế Sơn, đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ huyện), với tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng.

Điện lưới quốc gia đã phủ kín 18/18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, với 154 km đường dây cao thế, 192 đường dây hạ thế, 120 trạm biến áp với tổng dung lượng là 23.075 kw. Hiện nay huyện tiếp tục triển khai dự án điện OPEC, REII đầu tư xây dựng các trạm trung thuế và hạ thế để phục vụ tại các điểm du lịch.

Điện thoại cố định được trải đều đến các xã, mạng điện thoại di động phủ hầu hết các địa phương trong toàn huyện.

Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỷ thuật phục vụ du lịch

Một số điểm du lịch đang xây dựng và hoàn chỉnh các thủ tục để xúc tiến và đầu tư như: đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Quế Sơn, các công trình phụ trợ tượng đài chiến thắng Cấm Dơi, công viên nước, làng Đại Bình, nước nóng Tây Viên, Nước Mát – Đèo Le, Suối Tiên, hồ Suối Tiên, các điểm di tích văn hóa cũng được bảo tồn, tôn tạo, các làng nghề, ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, một số nghề mới được du nhập làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, phục vụ tốt nhu cầu của khách tham quan.

1.3 Tuyên truyền và quảng bá du lịch

Trong những năm qua, đã thực hện nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá và kêu gọi xúc tiến đầu tư du lịch như: tờ rơi, đặc san, các bài viết đăng trên báo chí, wedsite, các chuyên mục thời sự phát trên đài Phát thanh – Truyền hình huyện, tỉnh, các cuộc hội thảo, hội nghị và qua các lần trực tiếp gặp gỡ các doanh nhân, hội đồng hương Quế Sơn tại Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Công tác tuyên truyền, quảng bá đã góp phần nâng cao nhận thức trong mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân về sự cần thiết đầu tư phát triển du lịch huyện nhà, đẩy mạnh vận động xã hội hóa đầu tư du lịch, giới thiệu và thu các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài huyện đến với Quế Sơn.

1.4. Công tác huy hoạch và thu hút đầu tư

Đến nay, huyện đã lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2015 và đã tiến hành lập chi tiết xây dựng các khu, điểm du lịch như: Suối Tiên - Quế Hiệp, Nước Mát – Đèo Le, nước nóng Tây Viên, làng văn hóa du lịch Đại Bình. Công tác quy hoạch đã góp phần định hướng phát triển du lịch với mục tiêu khai thác các lợi thế, tiềm năng du lịch của huyện, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững và quản lý tốt các hoạt động du lịch theo đúng qui định.

Luật đầu tư được ban hành có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006, qui định về hoạt động đầu tư, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khuyến khích và ưu đãi đầu tư nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Mặt khác, với cơ chế một cửa đã giải quyết nhanh gọn các thủ tục cho nhà đầu tư, qua đó thu hút nhiều nhà đầu tư đến khảo sát, xúc tiến đầu tư một số dự án tại huyện.

2. Những hạn chế còn tồn tại

Những kết quả đạt được nêu trên của ngành du lịch huyện Quế Sơn cũng chỉ là bước đầu tạo nhận thức trong cán bộ, Đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của ngành của ngành dịch vụ du lịch, vấn còn có nhiều khó khăn và hạn chế đáng kể

- Nhận thức của người dân về du lịch tuy có chuyển biến đáng kể, nhưng chưa nhất quán trong cộng đồng xã hội, chưa thực sự xem du lịch là ngành kinh

tế tổng hợp có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhóm tôi đi thực tế đến suối nước nóng Tây Viên – một nơi có tiềm năng lớn cho việc nghỉ ngơi chữa bệnh, môi trường ở đây quả là một vấn đề bức xúc. Những thứ rác thải (vỏ gói dầu gội, lông gà, lông chó, bao nilon…) vức bừa bãi giữa lòng hồ nước và khu vực chung quanh. Rõ ràng ý thức của người dân nơi đây chưa cao. Thử hỏi rồi đây con cháu họ sẽ lấy gì làm niềm tự hào về quê hương của mình. Ý thức bảo vệ cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, của người dân chưa được phát huy triệt để.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Quế Sơn chưa được đẩy mạnh, rất ít trang wed, sách, báo viết về du lịch ở Quế Sơn. Do vậy, mặc dù Quế Sơn rất giàu về tiềm năng du lịch nhưng ít được du khách biết đến, khách tham quan chủ yếu là khách nội địa, thỉnh thoảng mới có khách quốc tế ghé thăm.

- Sản phẩm du lịch và các loại hình dịch vụ du lịch còn rất đơn điệu, chưa được đầu tư khai thác hợp lý. Do vậy Quế Sơn chưa thu hút mạnh du khách đến tham quan và chi tiêu trên địa bàn. Cho nên hiện nay trên cả huyện chưa xây dựng được một khách sạn nào mà chỉ có vài khu nhà nghỉ bình dân, chưa có các quày bán hàng lưu niệm tại các điểm du lịch, rất ít khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, nên không thể kéo dài được thời gian lưu trú của du khách.

- Nguồn vốn thực hiện công tác qui hoạch chi tiết các khu, các điểm du lịch còn quá khó khăn, nên việc triển khai lập quy hoạch còn chậm, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức. Trong thực tế có nhiều dự án quy hoạch đã lâu nhưng khi triển khai thực hiện thì chậm trễ, trì trệ, thậm chí có những quy hoạch vẫn mãi mãi nằm trong giấy. Mức độ quản lý tại các khu, điểm du lịch còn lỏng lẻo, chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị, các cơ quan chức năng.

Các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa được đầu tư mạnh như điện, nước, giao thông…nên ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác, đầu tư các tour, tuyến, điểm du lịch của huyện.

Nhìn chung, ngành du lịch huyện nhà chưa được phát triển, chỉ mới manh nha, định hình từ những năm đầu thế kỷ này. Từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đến người dân bình thường vẫn chưa thực sự hành động để có một ngành dịch vụ du lịch thực sự trong cơ cấu ngành nghề của huyện. Bởi vậy để phát triển du lịch ở Quế Sơn, cần phải có sự thay đổi sâu sắc về nhận thức của toàn dân, đồng thời có quyết tâm và sự “vào cuộc” của các cấp chính quyền.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCHHUYỆN QUẾ SƠN HUYỆN QUẾ SƠN

I.Cơ sở để hình thành giải pháp

Một phần của tài liệu tiềm năng phát triển du lịch quế sơn, quảng nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w