Hoàn thiện chính sách hỗ trợ về giá

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẠI LÝ.doc (Trang 51 - 52)

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SX – TM SÀI GÒN

3.2.1.Hoàn thiện chính sách hỗ trợ về giá

Ở hiện tại, công ty vẫn thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán theo qui chế tiêu thụ và được áp dụng cho năm 2010. Tuy nhiên, càng ngày các đối thủ cạnh tranh của công ty càng đưa ra các chính sách hỗ trợ Đại lý tích cực hơn, thị trường trở nên năng động và nhu đòi hỏi, năng lực thương lượng của các Đại lý ngày một gia tăng. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích các Đại lý bán hàng cũng như để nhanh chóng đạt được mục tiêu doanh số bán và gia tăng thị phần, công ty nên áp dụng qui chế tiêu thụ mới, có thể áp dụng từ năm 2011 trở về sau, đặc trưng là đối với các sản phẩm rượu các loại:

Bảng 3.1: Mức chiết khấu thanh toán mới đối với sản phẩm rượu

Mức Doanh số phát sinh và nộp tiền về trong tháng – ký hiệu X(triệu đồng)

Tỷ lệ chiết khấu %/ Giá sỉ Rượu Mức 1 X < 40 9 % Mức 2 40 <= X <100 10 % Mức 3 100 <= X <150 11 % Mức 4 150 <= X <300 12,5 % Mức 5 X>= 300 14 %

Đối với chiết khấu thương mại và công nợ: Công ty cần gia tăng mức chiết khấu thương mại để những Đại lý năng lực cao (nhiều vốn) nhanh chóng thanh toán tiền cho mình, từ đó công ty gia tăng được nguồn vốn lưu động phục vụ cho quá trình

tái đầu tư phát triển. Còn đối với các Đại lý khác, công ty nên gia tăng công nợ vào cuối mỗi quý thay vì quyết toán hết vào cuối mỗi tháng. Đây là một chính sách khôn ngoan nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trong kinh doanh cũng như công ty có thể xây dựng được lòng trung thành của các Đại lý.

Rượu là một ngành kinh doanh có tính mùa vụ, doanh số bán ở mỗi quý hầu như không tương đồng nhau. Mùa cao điểm thường rơi vào quý III và quý IV của năm. Đặc biệt là ở quý IV, doanh số bán của công ty ở mức rất cao, có thể bằng cả quý I và Quý II gộp lại. Do vậy, công ty cần phải đưa ra chiến lược hỗ trợ cụ thể cho từng giai đoạn, mỗi thời điểm nhằm kích thích các Đại lý mua hàng nhiều hơn với khối lượng lớn hơn. Đối với những tháng không thuộc mùa cao điểm như tháng 1, tháng 2, tháng 3 và tháng 4 thì lượng cầu thị trường ở mức thấp, dẫn đến sức mua của các Đại lý giảm, do vậy công ty cần đưa ra các chương trình chiết khấu, khuyến mại hấp dẫn để gia tăng doanh số bán, giữ được khách hàng và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Bên cạnh đó, công ty cần tìm cách cơ cấu lại nguồn nhân lực, tiết giảm chi phí quản lý, kiến nghị với các công ty, tập đoàn phân phối hàng cho công ty tại Việt nam để hạ giá nhập khẩu sản phẩm từ đó có thể hạ được giá sản phẩm bán ra thị trường, chỉ như vậy công ty mới có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẠI LÝ.doc (Trang 51 - 52)