4.Bảo vệ công suất ngược

Một phần của tài liệu Trang thiết bị điện tàu ap sveti vlaho – đi sâu giới thiệu tính toán trạm phát điện (Trang 87 - 88)

Chương 5: Bảo vệ cho hệ thống cung cấp năng lượng

4.Bảo vệ công suất ngược

+Hoạt động hệ thống :

Khi máy phát bị quá tải thì tín hiệu dòng từ biến dòng lớn làm cho rơle dòng hoạt động.Giả sử máy phát 1 bị quá tải thì tín hiệu dòng từ biến dòng TA81.21,TA81.22 và TA81.23 (page 081) đưa tới chân 23,26,29 của rơle dòng RMC-122D (page 082).Nguồn nuôi của rơle dòng này lấy từ máy phát 1 qua biến thế TP81.75/76 (page 081).Rơle dòng RMC-122D hoạt động làm cho rơle K82.3 (page 082) có điện đóng tiếp điểm K82.3 cấp điện cho rơle K182.2,khi K182.2 có điện =>đóng tiếp điểm K182.2 (Page 185) cấp điện cho các cuộn nhả aptomat của các phụ tải,cắt một số phụ tải không quan trọng ra khỏi hệ

thống và có báo động bằng còi BZ và đèn h33,tín hiệu này được lấy từ khối PLC Sau khi đã cắt bớt tải mà hệ thống vẫn tiếp tục bị quá tải thì người vận hành phải thực

hiện cắt tiếp các phụ tải quan trọng hoặc đưa các máy phát còn lại lên lưới.Khi có tín hiệu dòng quá tải lớn hơn 1,5Iđm thì lúc này rơle quá dòng sẽ hoạt động cắt máy phát ra khỏi lưới.

3.Bảo vệ công suất ngược cho máy phát điện

Khi các máy phát công tác song song với nhau hay với ắc qui và các bộ chỉnh lưu,nó có thể trở thành động cơ (máy phát công tác ở chế độ động cơ).Trong chế độ công tác này chiều của công suất sẽ ngược lại với chế độ công tác của máy phát.Máy phát trở thành một phụ tải tiêu thụ năng lượng điện.

+Nguyên nhân gây ra công suất ngược :-do gián đoạn việc cung cấp dầu cho động cơ Diezen hoặc hơi cho tua bin truyền động cho máy phát

-Hỏng hóc khớp nối cơ khí giữa động cơ truyền động và máy phát điện. -Đối với máy một chiều còn do sự mất điện áp của máy phát

+Hậu quả :-Gây quá tải cho máy phát còn lại có thể dẫn đến cắt toàn bộ máy phát ra khỏi mạng.

-Gây quá tốc cho Diezen trong trường hợp chế độ công tác bình thường được phục hồi +Bảo vệ :có nhiều thiết bị.Bảo vệ công suất ngược nhất thiết phải có phần tử cảm biến với chiều của công suất,phần tử đó gọi là bộ nhạy pha.Trên tàu hiện nay ứng dụng ba loại rơle công suất ngược cảm ứng,rơle công suất ngược bằng bán dẫn và rơle công suất ngược có sử dụng các phần tử vi mạch

*Bảo vệ công suất ngượccho máy phát tàu AP SVETI VLAHO : (sơ đồ Page 082)

Việc bảo vệ công suất ngược cho các máy phát được thực hiện khi có hiện tượng công suất ngược 10%.

Quá trình bảo vệ nhờ các phần tử chính sau :

Rơle bảo vệ công suất ngược cho các máy phát là RMP-121D.Các rơle thực hiện MF1:K85.5,K85.7;MF2 :K105.5,K105.7;MF3 :K125.5;K125.7.

Một phần của tài liệu Trang thiết bị điện tàu ap sveti vlaho – đi sâu giới thiệu tính toán trạm phát điện (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)