Thực trạng kiến trúc hạ tầng, khoa học công nghệ, lao động và tổ chức quản lý của

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc (Trang 51 - 57)

I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam:

1.3. Thực trạng kiến trúc hạ tầng, khoa học công nghệ, lao động và tổ chức quản lý của

tổ chức quản lý của ngành cao su VIệt Nam:

Về chế biến, toàn ngành hiện có trên 50 nhà máy sơ chế với tổng công suất khoảng 500.000 tấn mủ khô/năm (tăng trên 150.000 tấn so với năm 2000)

Trình độ thiết bị công nghệ và chất lượng sản phẩm được đánh giá tương đương với các nước sản xuất cao su lớn trong khu vực.

1.3.1.Thực trạng lao động của ngành cao su:

Lao động đạt khoảng 200.000 người. Tuy hiên trình độ của các cán bộ quản lý còn rất thấp.

Riêng về Tập đoàn cao su Việt Nam, tổng số lao động bình quân trong danh sách dao động ở mức trên 83.000 người. Trong mấy năm nay, Tập đoàn cũng đã quan tâm chỉ đạo tuyển dụng, đào tạo và tạo việc làm cho người dân

tộc nhất là tại các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay tổng số dân tộc trong toàn công ty là 4.934 người, trong đó tập trung nhiều nhất là tại các công ty cao su đóng trên địa bàn Tây Nguyên. Công ty có số lao động là dân tộc nhiều nhất là công ty Chưpăh (761 người, chiếm 46,2% trong tổng số lao động của công ty), công ty Chưsê (717 người, chiếm tỉ trọng 38,2%), công ty Chưrông (661 người, chiếm tỉ trọng 33,6%).

Bên cạnh đó, tiền lương bình quân cũng không ngừng tăng lên. Trong 5 năm đã tăng 158%. Riêng năm 2005, lương bình quân toàn tổng công ty đạt 2,6 triệu đồng/người/tháng. Tiền lương bình quân tăng nhanh góp phần tạo điều kiện nâng cao đời sống của người lao động tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nhất là các lao động là người dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên.

1.3.2.Thực trạng về mặt khoa học công nghệ của ngành cao su:

Hầu hết các nhà máy chế biến của Việt Nam được trang bị phòng kiểm nghiệm hiện đại để kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000. Chất lượng cao su Việt Nam được Thế giới đánh giá cao.

- Việc trồng mới, tái canh vườn cao su, đất trồng được phân hạng để có định hướng đầu tư (Quy trình kỹ thuật cao su 1997). Thực tiễn cho thấy, việc phân hạng đất là đúng đắn và có định hướng cải tạo đầu tư hợp lý; phát triển cao su trên đất xám có tiềm năng sản xuất không kém mà còn có thể hơn so với việc phát triển trên đất đỏ.

- Phương pháp trồng: đã xác định phương pháp trồng Stump và dặm bầu 1 tầng lá là phương pháp hữu hiệu. Hiện nay có chiều hướng thâm canh sớm, chuyển sang phương pháp trồng bầu có 1 tầng lá và định hình ngay trong năm đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Riêng duyên hải

miền Trung và Bắc Bộ chuyển sang phương pháp Stump bầu có tầng lá thay cho phương pháp trồng bầu.

- Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã và đang nghiên cứu tạo và nhân giống nhiều giống cao su mới chi năng suất và chất lượng cao.

- Trong chăm sóc: Glyphosate và bình phun PDA đã giải quyết cơ bản vấn đề diệt tranh trong những năm 1995 – 1996, làm nền tảng cho việc thâm canh vườn cây sạu này và giảm chi phí lao động trong chăm sóc; xây dựng phát triển thảm phủ họ đậu để chống xói mòn và gia tăng độ phì cho đất.

- Khai thác: Hình thành chương trình chủ động thanh lý trước thời hạn đối với nhưng vườn cây năng lực kém để nhân tạo vườn cây cho năng suất, chất lượng cao, thực hiện rút ngắn chu kì khai thác, kích thích sớm, cạo sớm để tăng năng suất bình quân hàng năm, có giải pháp bón phân hữu cơ kết hợp với vô cơ để nâng cấp vườn cây năng suất thấp. Sử dụng máng chắn mưa. Thử nghiệm kích thích mủ RRMIFLOW và triển khai rộng năm tiếp theo để tăng năng suất.

- Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất như ban hành và áp dụng các bộ tiêu chuẩn ngành TCN 101. TCN 102, TCN 103 – quy trình công nghệ chuẩn sản xuất cao su SVR 3L, SVR 10,20, SVR CV50,60 nhằm ổn định và đồng nhất chất lượng cao su sơ chế tất cả các nhà máy trong toàn ngành. Bộ khoa học và công nghệ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng phê duyệt và áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về cao su cốm TCVN 3769:2004 thay cho Tiêu chuẩn cũ 3769:1995.

Trong đó đã bổ sung mới nhiều chủng loại cao su cốm theo yêu cầu của thị trường Thế giới (tương đương với bộ tiêu chuẩn mủ cốm của Thái Lan là nước có bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh nhất); yêu cầu chất lượng về một số loại mủ cốm được nâng cao lên hơn so với tiêu chuẩn các nước trong khu vực (vừa phát huy được ưu thế của sản xuất đại điền, vừa nâng cao tính cạnh tranh của

cao su Việt Nam trên thị trường Quốc tế); Thử nghiệm và ứng dụng thành công họ Peptizer (peptone 22, pepsin…) trong sản xuất cao su có độ nhớt ổn định (cao su CV) là chủng loại có nhu cầu ngày càng lớn, giá bán cao su tự nhiên nếu theo phương pháp cũ thì tỉ lệ rớt hạng lớn đến 40%; Thử nghiệm thành công việc ứng dụng Strukton 29 thay cho TMTD trong sản xuất mủ ly tâm, không gây ra dị ứng da cho các sản phẩm nhúng mủ ly tâm.

- Trong lĩnh vực xử lý nước thải, sử dụng công nghệ mới với biện pháp sử lý mùi hôi nước thải nhà máy chế biến cao su, đưa vào áp dụng thực tế với nhiều mô hình có hiệu quả như Công ty cao su Bà Rịa, Công ty cổ phần Hoà Bình, Công ty cao su Đồng Nai,…

1.3.3.Thực trạng về mặt kiến trúc hạ tầng của ngành cao su:

Lĩnh vực máy, thiết bị sản xuất trong ngành: trong thập niên 80 – 90, 60% máy móc thiết bị phục vụ chế biến cao su trong ngành phải nhập từ nước ngoài, đến nay cơ khí ngành đã sản xuất 100% máy, thiết bị sản xuất phục vụ mủ cốm, duy nhất có máy ly tâm (sản xuất mủ kem) do có yêu cầu rất cao về kĩ thuật là chưa sản xuất được.

Trong số đó, các loại lò xông 1,5 tấn, 2 tấn/giờ được đánh giá tốt về chất lượng và hiệu quả kinh tế, chi phí nhiên liệu giảm xuống từ 48 lít xuống còn 32 lít/tấn sản phẩm.

Máy, thiết bị do Cơ khí ngành sản xuất đã xuất khẩu đi một số nước trong khu vực và châu Phi.

Về chế biến, toàn ngành hiện có trên 50 nhà máy sơ chế với tổng công suất khoảng 500.000 tấn mủ khô/năm (tăng trên 150.000 tấn so với năm 2000)

So với nguồn cung ứng thì năng lực cơ sở hạ tầng chế biến mới đạt được 60% nhu cầu.

Như vậy, mặc dù ngành cao su đã và đang có những tiến bộ trong nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất phát triển trong ngành tuy nhiên những cố gắn đó còn hạn chế và cần được đầu tư hơn nữa để phát huy tối đa các ưu thế của đất nước trong ngành cao su.

1.3.4.Thực trạng về mặt tổ chức quản lý:

Các định hướng và mục tiêu phát triển ngành cao su được xây dựng bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được đưa xuống các cấp chính quyền địa phương thực hiện kế hoạch phát triển ngành đã đặt ra. Do vậy việc tổ chức quản lý được phân cấp từ Trung ương đến từng địa phương. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những vấn đề trong việc tổ chức quản lý của ngành cao su Việt Nam. Chất lượng của quy hoạch chưa cao; sự phân công quản lý giữa các cấp quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa hợp lý nhịp nhàng chặt chẽ; sự quán triệt và sự nhận thức về vai trò của quy hoạch chưa đầy đủ trong cơ quan quản lý và người dân đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quy hoạch.

Cụ thể, Quyết định số 86/QĐ-TTg đưa ra đã phê duyệt Tổng quan phát triển ngành cao su cả nước đến 2005 theo 2 phương án, tuy nhiên lại chưa xác định mục tiêu cụ thể cho từng vùng, địa bàn, chưa có giải pháp tạo môi trường thuận lợi (về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm) để vùng cao su hình thành và phát triển nên đã làm giảm hiệu lực của quy hoạch, không khắc phục được tình trạng tự phát, tuỳ tiện trong tổ chức thực hiện (phát triển ồ ạt khi giá xuất khẩu cao su đang lên, chặt phá vườn cây khi giá hạ xuống), gây lung túng trong chỉ đạo, điều hành triển khai quy hoạch của các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Công tác chỉ đạo hướng dẫn triển khai, kiểm tra thực hiện ở cấp quản lý toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, không có kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch một cách quán triệt, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện trong toàn ngành.

Ở các cấp địa phương, tuy chính quyền các địa phương có đưa các chỉ tiêu phát triển cao su vào trong kế hoạch phát triển của vùng, tuy nhiên lại không xây dựng kế hoạch cho việc phát triển ngành cao su. Do vậy, việc tuyên truyền phát triển ngành bị hạn chế rất nhiều, hậu quả là tình trạng đất đất quy hoạch trồng cao su bị chuyển sang trồng cây khác trong khi đất rừng và đất quy hoạch cho trồng các loại cây khác lại bị cây cao su xâm lấn nhất là khi giá cao su tăng cao.

Công tác kiểm tra việc thực hiện quy hoạch cũng bị buông lỏng, thiếu tích cực, việc rà soát quỹ đất, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ phát triển diện tích và vay vốn đầu tư cao su.

Bên cạnh đó còn có sự chồng chéo và chưa phù hợp giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh nên khó có thể thực hiện được. Cụ thể, Tập đoàn cao su Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước nhưng nhiệm vụ được giao trong quyết định số 86/QĐ-TTg bao gồm một số mặt như: Nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các kế hoạch phát triển toàn diện ngành cao su (trên cơ sở sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác); Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách trong các lĩnh vực: sử dụng đất, vốn, lao động, tiêu thụ sản phẩm, công nghệ chế biến, đa dạng hoá các loại hình phát triển cao su (cả khâu trồng và chế biến) để trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định; phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để quy định và chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng ở các địa phương có cao

vụ trên được phê duyệt là chưa thực sự phù hợp, vượt sang phạm vi quyền hạn và chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w