Căn cứ định hướng chiến lược phát triển ngành cao su:

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc (Trang 83 - 85)

1.1. Định hướng phát triển ngành cao su Việt Nam:

- Chuyển từ định hướng xuất khẩu cao su nguyên liệu là chính sang định hướng ưu tiên sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, sản phẩm gỗ cao su kết hợp với xuất khẩu cao su.

- Thực hiện chương trình 1 triệu ha cao su đến năm 2015 (trong đó 200.000 ha cao su phát triển tại Lào, Campuchia); đến năm 2020 đạt 1,5 triệu tấn cao su.

- Tập trung xuất khẩu vào thị trường cao su Trung Quốc, tuy nhiên hạn chế những tác động từ các chính sách thay đổi trong nền kinh tế Trung Quốc.

- Để tránh việc bị chi phối do tập trung quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu sang các thị trường khác.

1.2. Định hướng phát triển ngành cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam: Nam:

- Giai đoạn 2006 -2010 chủ yếu tập trung vào trẻ hoá và thay đổi giống mới để nâng cao năng suất trồng, trong đó tập trung vào việc phát triển trồng mới cao su sang Lào và Campuchia, chuyển đổi sang trồng cao su ở một số diện tích đất trống ở các lâm trường.

- Giai đoạn 2011 – 2020: hoàn thành chương trình phát triển cao su ở trong nước và nước ngoài.

Bảng 3.1: Dự kiến quy mô sản lượng cao su của Việt Nam đến năm 2015

Đơn vị tính: tấn

2005 2010 Từ 2015

1-Tập đoàn cao su Việt Nam 223.700 293.700 344.000

- Đông Nam Bộ 162.000 182.000 192.000

- Tây Nguyên & duyên hải miền Trung 60.000 70.000 92.000

- Nước ngoài 1.700 41.700 60.000

2-Thành phần khác 234.000 284.000 372.000

Toàn ngành trong nước 456.000 536.000 656.000

Toàn ngành 457.700 577.700 716.000

Nguồn: Tập đoàn cao su Việt Nam

1.3. Những vấn đề đặt ra đối với ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: đoạn hiện nay:

Như đã phân tích trong chương 2 về môi trường cạnh tranh trong xuất khẩu cũng như các mặt thuận lợi và thách thức đối với việc phát triển ngành cao su của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có thể thấy ngành cao su của Việt Nam ta vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, bên cạnh việc tranh thủ những thuận lợi trong nước và quốc tế, chúng ta cũng cần giải quyết được những mặt tồn tại để đạt được mục tiêu đã đề ra và đồng thời khẳng định ưu thế phát triển ngành cao su của Việt Nam ta so với thế giới.

Những mặt tồn tại của ngành cao su hiện nay có thể được tóm lược thành những vấn đề sau:

Về mặt quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập: Việc xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su chưa thực sự đạt hiệu quả mà biểu hiện cụ thể là vấn

hạn chế (một số vùng như Tây Nguyên khó mở rộng quỹ đất bên cạnh đó quỹ đất phát triển cây cao su của Đông Nam Bộ không những khó mở rộng mà còn bị nguy cơ thu hẹp diện tích trồng do đô thị hoá,…). Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ngành còn nhiều bất cập và hạn chế.

Việc đẩy mạnh cổ phần hoá và chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt Nam thành Tập đoàn cao su Việt Nam đã mang lại hiệu quả khả quan, khẳng định tính đúng đắn trong lộ trình cổ phần hoá của Chính phủ đưa ra.

Cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị cho phát triển ngành cao su tuy đã có nhiều sự đầu tư nhưng chưa thực sự đạt yêu cầu. Cơ sở hạ tầng cho phát triển cao su tại các vùng sâu vùng xa chưa đầu tư thực sự thích đáng, đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc là khu vực mới phát triển trồng cao su nên chưa phát triển mạnh về mặt cơ sở hạ tầng, vật chất.

Ngành cao su đã tạo được việc làm cho hàng vạn lao động tuy nhiên hiệu quả lao động chưa cao. Bên cạnh nguyên nhân do các công đoạn khai thác mủ cao su không thể thay thế bởi máy móc thì nguyên nhân chủ yếu là do trình độ tay nghề còn thấp, không qua đào tạo chuyên môn, ngoài ra còn do kỹ thuật và công nghệ của nước ta còn chưa thực sự hiệu quả, đa số công nghệ là nhập từ nước ngoài, do vậy vẫn chậm hơn những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu mủ cao su.

Mặc dù chất lượng sản phẩm mủ cao, tuy nhiên cơ cấu sản phẩm vẫn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thế giới, một phần nguyên nhân cũng do trình độ công nghệ của ta chưa cao, chưa bắt kịp với những như cầu này.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc (Trang 83 - 85)

w