Đánh giá về sức cầu nội địa:

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc (Trang 70 - 74)

II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su

2.3.2.Đánh giá về sức cầu nội địa:

Sức cầu nội địa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như của ngành khi cun cấp hàng hoá trên thị trường Quốc tế.

Trong khoảng thời gian những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trong nước cũng đã tăng cao. Tuy nhiên các sản phẩm săm lốp ô tô, máy kéo và các sản phẩm cao su kỹ thuật khác đã đáp ứng được một phần, khoảng 30 – 50% nhu cầu của các ngành kinh tế. Còn về lượng tiêu thụ cao su thiên hiên nội địa vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 10% -12% tổng sản lượng (50.000 – 60.000 tấn/năm). Chủ yếu vẫn là sản xuất xăm lốp cho các xe hạng nặng, xe mô tô, xe đạp; hiện nay ta đang khuyến khích phát triển các sản phẩm dân dụng (băng tải, găng tay, nệm, chỉ thun,….).

Vấn đề đặt ra là Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cao su thiên nhiên do vốn đầu tư chưa tập trung vào phát triển những ngành này. Do vậy, thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên trong nước vẫn là một trong những thị trường lớn cần được đầu tư và nắm bắt. Đây cũng là vấn đề cần đặt ra không chỉ đối với ngành cao su chế

su, cần nắm bắt cơ hội phát triển ngành ngay từ thị trường trong nước; qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, từ đó mới nắm chắc cơ hội khi tham gia vào môi trường cạnh tranh quốc tế.

2.3.3.Các ngành phụ trợ cho ngành cao su:

Ngành phụ trợ là những ngành cung cấp đầu vào (nguyên vật liệu, thiết bị) cho một ngành nào đó mà cụ thể ở đây là ngành cao su. Tuy nhiên, đối với ngành cao su, đây là ngành tạo ra nguyên liệu thô cho các ngành trong nước và để xuất khẩu nên vì vậy hầu như không có ngành phụ trợ. Đầu vào của ngành là đất đai, nguồn nước tự nhiên, khí hậu thổ nhưỡng, lao động,…. Còn về các mặt như các loại thuốc kích thích tăng trưởng, cho năng suất thu hoạch cao hay các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh,…. đều do các doanh nghiệp trong ngành cùng Viện nghiên cứu cao su Việt Nam chế tạo ra chứ không phụ thuộc vào các ngành khác.

2.3.4.Thực trạng xây dựng chiến lược, cấu trúc và môi trường cạnh tranh trong ngành cao su:

Do ngành cao su Việt Nam được tổ chức thực hiện hoạt động chủ yếu dưới sự phát triển của Tập đoàn cao su Việt Nam nên vì vậy cơ cấu tổ chức và quản lý của Tập đoàn có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường cạnh tranh trong nội bộ ngành.

Mặc dù ngành cao su nước ta khá phát triển, luôn đứng thứ 4, thứ 5 trên thị trường xuất khẩu cao su Thế giới, đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam. Tuy nhiên, chiến lược phát triển ngành chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Trước hết là vấn đề xây dựng quy hoạch phát triển đất cho phát triển cây cao su. Mặc dù quy hoạch đã được đặt ra nhằm mở rộng diện tích cao su phát triển nhưng chưa hợp lý ở chỗ: hiện nay, diện tích đất trồng cao su có xu

hướng ngày càng thu hẹp do công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển hạ tầng, tác động của thời tiết, thiên tai (bão lũ, sa mạc hoá,…) dẫn đến việc giảm diện tích trồng cao su là điều không tránh khỏi. Do vậy chiến lược đặt ra cần xác định được khu vực phát triển hợp lý có thể mở rộng được diện tích cây cao su, còn những khu vực khác cần nâng cao kỹ thuật canh tác, trồng trọt để tăng năng suất cây trồng hợp lý. Hay như quy hoạch phát triển diện tích cao su Tây Nguyên chúng ta không hoàn thành kế hoạch là do xây dựng chiến lược nhưng đầu tư không tập trung phát triển cho vùng, do vậy Tây Nguyên là vùng khó khăn càng không thể hoàn thành chỉ tiêu đặt ra.

Bên cạnh đó, chúng ta phát triển ngành cao su nhưng không tính đến việc xác định thị trường xuất khẩu hợp lý. Tất nhiên việc này không thể xây dựng một cách chủ quan. Tuy nhiên, việc xuất khẩu quá lớn vào thị trường Trung Quốc làm Việt Nam bị giảm sức cạnh tranh khi xâm nhập thị trường này, giá cao su luôn thấp hơn so với các nước khác như Thái Lan, Malaixia, ….

Xét về cách thức phát triển trong Tập đoàn cao su Việt nam, Tập đoàn thực hiện việc đầu tư có trọng điểm, trọng tâm, thực hiện các cân đối lớn, nắm chắc thị trường, điều tiết và chi phối quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Tập đoàn còn thực hiện việc nắm chắc chi phí quản lý, giá thành, kiểm soát thị trường (gồm cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào) và đối tác lớn của thị trường xuất khẩu nên làm hạn chế sự cạnh tranh nội bộ. Và đôi khi dẫn đến việc các doanh nghiệp thụ động sản xuất và không tự đi vào việc nghiên cứu, phát triển thị trường cho riêng doanh nghiệp mình.

Một số tình trạng cạnh tranh giành giật thị phần của nhau chủ yếu là do yếu tố cơ chế quản lý của Tập đoàn còn chưa chặt chẽ dẫn đến mối liên kết

giữa các đơn vị thành viên với nhau và với Tập đoàn còn lỏng lẻo do vậy dẫn đến việc không thống nhất về quyền và lợi ích.

2.3.5.Tác động của Nhà nước:

Ngành cao su trong những năm vừa qua phát triển mạnh là nhờ vào sự đóng góp của Nhà nước trong công tác quản lý và tổ chức.

Việc tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ cao su thiên nhiên như công nghiệp sản xuất lốp ô tô, máy kéo, xe đạp, xích lô, xe đẩy, mô tô, các sản phẩm cao su kỹ thuật khác như joăng, phớt, đệm, dây curoa, băng tải,… đã giúp gia tăng nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên _ nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. Do vậy, giúp giảm xuất khẩu sản phẩm thô và đẩy mạnh xuất khẩu trong nước.

Các cuộc ngoại giao, hợp tác phát triển kinh tế giữa các bên song phương và đa phương cũng đã tạo điều kiện cho sự phát triển ngành cao su Việt Nam ta. Như hợp tác phát triển cao su Việt Nam trên quỹ đất trồng của Lào, Campuchia giúp mở rộng diện tích phát triển cây cao su và nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển. Hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và Nhật Bản giúp ta có thêm được kỹ thuật khoa học công nghệ tiên tiến, các giống cao su mới,… giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và chế biến ra các loại cao su nguyên liệu thích hợp với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Thế giới.

Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược và quy hoạch như đã nói ở trên còn nhiều thiếu sót. Bộ máy quản lý từ Trung ương tới địa phương còn yếu, các vấn đề giúp đỡ quy hoạch đất cho phát triển cây cao su chưa được sự hưởng ứng giúp đỡ nhiệt tình của các vùng, địa phương, làm chậm tiến độ phát triển của các dự án phát triển cây cao su. Do vậy làm giảm hiệu quả kinh doạnh của toàn ngành.

Công tác xúc tiến thương mại phát triển thúc đẩy phát triển của ngành cao su tuy nhiên vẫn chưa thực sự tạo hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và còn bỏ ngỏ thị trường trong nước. Đây là vấn đề khá lớn,cần xúc tiến thu hút đầu tư phát triển các ngành sản xuất các sản phẩm cao su trong nước để vừa đáp ứng như cầu tiêu thụ trong nước, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước ta. Vấn đề thương hiệu sản phẩm và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sao cho hợp lý là một trong những bào toán đặt ra với ngành cao su hiện nay.

Bên cạnh đó, từ tháng 10/1997, Ngân hàng Nhà nước thực hiện mở rộng biên độ giao dịch giữa tỉ giá hối đoái chính thức và tỉ giá hối đoái giao dịch tại các thị trường liên ngân hàng lên 10% (thực hiện chính sách ổn định

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc (Trang 70 - 74)