100 150 200 250 300 350 400 2007 2008 2009 Lao động thuê ngoài Lao động trong danh sách
Do tổng lao động trong chi nhánh thay đổi mạnh do đó thu nhập của người lao động cũng chịu ảnh hưởng theo chế độ tiền lương.
Trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong chi nhánh, chế độ tiền lương không ngừng tăng ( biểu đồ 04 )
Quỹ lương lao động trong danh sách năm 2008 tăng 21.794.880.000 đồng với tỷ lệ tăng thêm 3% vào năm 2007. Sang năm 2009 tổng quỹ lương này tăng lên 21.872.600.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 103.5% so với năm 2007, quỹ tiền lương tăng, lực lượng lao động trong danh sách lại giảm tác động tới tiền lương bình quân cho người lao động làm cho tiền lương bình quân tăng 1.340.000 đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 111.5%. Điều này chứng tỏ việc thực hiện chế độ tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong nhánh được thực hiện rất tốt.
Tiền lương tăng thể hiện quá trình kinh doanh của chi nhánh không ngừng tăng, làm cho tiền lương cho người lao động cũng tăng theo. Ngoài ra chi nhánh cũng thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động:chế độ BHXH, BHYT cho người lao động.
Trong năm qua quỹ lương tưong đối với lao động thuê ngoài cũng tăng nhanh. Năm 2008 lượng lao động này đạt 341 người tăng 10% so với năm 2007 và đến năm 2009 lượng lao động này tăng 13.9% làm cho tổng quỹ lương tăng 1.493.200.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 145% so với năm 2007. Nếu như lương tăng là phải trả thêm nhiều chi phí cho lao động thuê ngoài thì đây là kết quả không tốt, thế nhưng nếu đây là do thu nhập của chi nhánh tăng, mức lương trả cho người lao động đúng với khả năng và trình độ của họ thì đó là kết quả hết sức khả quan.
3.3.Phân tích chi phí khoản mục chi phí.
Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Để ra các quyết đinh từ dài hạn đến trung và ngắn hạn như chiến lược kinh doanh, đầu tư, lựa chọn phương pháp và loạt sản xuất tối ưu, đặt hàng và dự trữ tối ưu,...không thể thiếu thông tin bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Việc phân tích chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp cung cấp thông tin kinh tế bên trong với độ chính xác cần thiết làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Phân tích chi phí kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình sử dụng chi phí, phân tích doanh nghiệp dã sử dụng hợp lý các chi phí hay chưa.
Một doanh nghiệp có quá trình hoạt động kinh doanh phát triển đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí không cần thiết sẽ tạo điều kiện cho tăng lợi nhuận
Bảng 05: Tình hình sử dụng chi phí kinh doanh 2008-2010
Đơn vị: triệu đồng ST T Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chi phí Tỉ lệ % Chi phí Tỉ lệ % Chi phí Tỉ lệ % 1 CP nguyên vật liệu 4218 5.0% 5017 5.0% 5634 5.0% 2 CP nhân công 30372 36.0% 31103 30.7% 32339 28.4% 3 CP sản xuất chung 18139 21.5% 23077 22.8% 26593 23.4% 4 CP bán hàng, CP thu cước 9280 11.0% 15050 14.9% 18029 15.8% 5 Giá vốn hàng bán 22357 26.5% 27090 26.6% 31212 27.4% 6 Tổng chi phí 84368 100.0% 101337 100.0% 113807 100.0% (nguồn: phòng tài chính) Theo như bảng tổng hợp chi phí ta thấy rõ trong giai đoạn 2008-2010, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh không ngừng tăng. Chi phí kinh doanh của chi nhánh năm 2008 là 84.368.000.000 đồng tăng lên 101.337.000.000 đồng năm 2009 (tăng34,4%). Chi phí năm 2010 là 113.807.000.000 đồng (tăng 12,3% so với năm 2009). Mức tăng trưởng được thể hiện qua biểu đồ 03
Trong đó, chi phí nguyên vật liệu tăng 33% (từ 4.218.000.000 đồng lên 5.634.000.000 đồng) và chi phí sản xuất chung tăng 46% (từ 18.139.000.000 đồng lên 26.593.000.000 đồng) trong giai đoạn 2008-2010. Khoản mục chi phí này tăng cao, điều đó chứng tỏ chi nhánh không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh. Do vậy khối lượng công việc ngày càng tăng, đòi hỏi chi phí phải trả cũng tăng lên. Tuy nhiên, việc tăng cao như vậy đòi hỏi chi nhánh phải xem xét lại tình hình sử dụng nguyên vật liệu nhằm đánh giá xem công nhân có gây lãng phí, thất thoát hay không. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng, chi phí thu cước cũng tăng. Đây là vấn đề tất yếu, khi
hoạt động kinh doanh được mở rộng dẫn đến chi nhánh phải có nhiều chính sách xúc tiến, yểm trợ bán hàng: thuê các địa điểm mới, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm...do đó tổng hợp các chi phí cho khoản mục này cũng tăng lên. Ngoài việc do mở rộng quy mô dẫn đến chi phí tăng thì vấn đề lạm phát làm cho giá cả nguyên vật liệu, chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân công ...cũng tăng theo làm cho tổng chi phí tăng. Đây là vấn đề lớn của chi nhánh cần giải quyết nhằm giảm chi phí để tăng lợi nhuận.
Biểu đồ 04: Chi phí kinh doanh giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: nghìn đồng 0