8. Lợi nhuận trước thuế
2.1.2.1 Phân công lao động
Phân công lao động là một quá trình tách riêng biệt các loại lao động khác nhau theo một tiêu thức nhất định trong điều kiện xác định của doanh nghiệp.
Các hình thức phân công lao động tại công ty quản lý bến xe Hà Nội như sau : *Phân công lao động trong chức năng : Đây là hình thức chia tách các hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp theo các chức năng và giao cho toàn thể những người lao động trong doanh nghiệp.
- Chức năng quản lý chung - Chức năng thương mại - Chức năng tài chính
- Chức năng cung ứng vật tư - kỹ thuật - Chức năng lao động - nhân sự
- Chức năng kỹ thuật - công nghệ
*Phân công lao động theo công nghệ : Đây là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ thực hiện chúng. Hình thức phân công này quan trong nhất trong doanh nghiệp bởi vì nó phụ thuộc vào kỹ thuật và công nghệ sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp.
Hiệp tác lao động là một quá trình mà ở đó nhiều người cùng làm việc trong một quá trình sản xuất, hay ở nhiều quá trình sản xuất khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau để nhằm một mục đích chung.
Các hình thức hiệp tác lao động tại công ty quản lý bến xe Hà Nội :
* Về mặt không gian, trong doanh nghiệp có các hình thức hiệp tác cơ bản sau: - Hiệp tác giữa các phòng ban
- Hiệp tác giữa các bộ phận trong một phòng hay trong một phân xưởng - Hiệp tác giữa các người lao động
* Về mặt thời gian : có tổ theo ca và tổ thông ca
- Tổ theo ca là tổ mà tất cả các thành viên cùng làm việc trong ca - Tổ thông ca là tổ mà các thành viên đi nhiều ca khác nhau
2.1.3 THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Đối với doanh nghiệp, việc quản lý và sử dụng hợp lý lao động là vấn đề hết sức phức tạp. Lao động phải được định mức và sử dụng một cách tốt nhất phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động có như vậy mới khuyến khích người lao động làm việc góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Mức lao động là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để sản xuất 1 tấn sản phẩm hay hoàn thành công việc nhất định đúng theo tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức-kỹ thuật-tâm sinh lý- kinh tế và xã hội.
Phương pháp lao động hợp lý cho phép tiến hành công việc đạt kết quả cao với chi phí lao động sống và lao động vật hóa là nhỏ nhất. Trên cơ sở tổ chức nhà máy xây dựng định mức lao động tiên tiến và hợp lý nhất cho lao động như sau :
- Khối cơ quan: Đối với quản lý và công nhân phục vụ, việc xây dựng mức thời gian làm việc trên cơ sở Luật lao động hiện hành 8giờ/ngày, 40giờ/tuần và được nghỉ nghỉ làm việc vào ngày chủ nhật. Bộ phận trực tiếp bán hàng làm việc liên tục cả ngày thứ 7 và ngày chủ nhật sau đó được nghỉ bù vào các ngày khác trong tuần.
- Công nhân trực tiếp sản xuất: công nhân vận hành, lao động phổ thông… Việc xây dựng định mức sản lượng dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về mức khối lượng sản phẩm mà công nhân đã làm được. Bộ phận lao động-tiền lương xuống thực tế tại các phân xưởng theo dõi, thống kê, từ đó đề ra định mức sản lượng sao cho hợp lý. Trong quá trình thực hiện, nếu không phù hợp thì tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tế sản xuất và tay nghề của người lao động. Mục đích của việc xây dựng định mức là căn cứ để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người lao động theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Ngoài ra, xác định được số lao động của nhà máy là cơ sở để xây dựng kế hoạch của nhà máy (kế hoạch sản xuất, lao động – tiền lương, giá thành sản phẩm…).
2.1.4. TỔ CHỨC VÀ PHỤC VỤ CHỖ LÀM VIỆC
* Tổ chức nơi làm việc
Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc, trang bị cho nơi làm việc những công cụ thiết bị cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theo một trật tự nhất định.
Tổ chức nơi làm việc tại doanh nghiệp như sau : - Nơi làm việc: được chia làm 2 nơi
+ Dành cho các công việc quản lý ,hành chính văn phòng + Dành cho lao động phổ thông ....
- Trang bị nơi làm việc: đảm bảo đầy đủ các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ… cần thiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và chức năng lao động . Nơi làm việc thường được trang bị các thiết bị chính (thiết bị công nghệ) và thiết bị phụ.
*Tổ chức phục vụ nơi làm việc
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động. Nói khác đi, tổ chức phục vụ nơi làm việc là tổ chức
đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho các nơi làm việc để quá trình lao động diễn ra một cách liên tục và có hiệu quả.
* Đánh giá tổ chức và phục vụ chỗ làm việc : Khu vực hành chính văn phòng được thiết kế ngăn nắp và có sự liên kết giữa các phòng ban .Khu vực sản xuất được thiết kế thoáng mát rộng rãi nhằm đảm bảo sản xuất và an toàn lao động . Trang thiết bị máy móc , phương tiện kỹ thuật luôn đầy đủ
2.1.5. CÁC HÌNH THỨC KÍCH THÍCH VẬT CHÂT & TINH THẦN ĐỐI
VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Kích thích vật chất và tinh thần đối với người lao động luôn đóng một vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp .Nó giúp người lao động phát huy hết khả năng cũng như sự gắn bó với doanh nghiệp .Điều này tạo nên tiền đề để doanh nghiệp thành công và phát triển .
Công ty quản lý bến xe Hà Nội thực hiện các hình thức kích thích vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên như sau :
+ Tiền lương luôn đảm bảo trả đúng thời gian .
+ Thưởng nếu sản xuất và tiêu thụ vượt mức kế hoạch.
+ Thưởng nếu số ngày trong tháng , năm đi làm đủ không vi phạm nội quy. + Thưởng các ngày lễ tết ,ngày thành lập công ty…
+ Thăm hỏi cán bộ công nhân viên khi ốm đau , hiếu, hỷ …. + Thăm hỏi các gia đình có công với Cách mạng
+ Quà cáp , thưởng cho con em cán bộ công nhân viên nếu đạt thành tích tốt trong học tập ( học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ,….)
+ Tổ chức các chuyến tham quan , du lịch cho cán bộ công nhân viên + Tổ chức các hội diễn văn nghệ , hội thi văn nghệ trong công ty .
+ Tổ chức các phong trào thể dục thể thao như : bóng đá , bóng chuyền….
2.1.6 BỒI DƯỠNG VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG * Mục đích:
Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện để họ hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao .
Trách nhiệm :
+ Giám đốc công ty:
- Đảm bảo cung cấp các nguồn lực cần thiết để quy trình này được thực hiện, duy trì và không ngừng được cải tiến
- Duyệt kế hoạch và kinh phí đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn hàng năm.
+ Chánh văn phòng Công ty:
- Tổng hợp nhu cầu đào tạo toàn Công ty.
- Lập kế hoạch đào tạo / năm và nhu cầu nguồn lực cho công tác đào tạo trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt. - Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo / năm.
- Cải tiến công tác đào tạo.
+ Trưởng các đơn vị:
- Lập nhu cầu đào tạo của đơn vị mình gửi văn phòng công ty và thực hiện kế hoạch đào tạo đã được Giám đốc Công ty phê duyệt
+ Người được đào tạo:
- CBCNV được cử đi học các lớp đào tạo trong hoặc ngoài Công ty đều phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ học tập và gửi báo cáo kết quả đào tạo về văn phòng công ty.
- Đóng góp ý kiến cho việc cải tiến tính hiệu quả của công tác đào tạo 2.1.7. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG , CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC , NGHỈ NGƠI a / Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi:
Công ty áp dụng chế độ làm việc 8,25g/ngày và 24ngày/tháng. Mọi người lao động phải chấp hành theo đúng thời giờ làm việc của Công ty.
b / Thời giờ làm việc hàng ngày: Làm việc theo 02 ca và ca hành chính
- Ca 1: từ 6h00 đến 14h15
- Ca 2: từ 14h00 đến 22h15
- Làm ca hành chính: từ 8h00 đến 17h00
- Trong một số trường hợp, công ty sẽ bố trí làm việc theo kíp.
- Người lao động phải đến trước giờ làm việc chính thức 5 phút để chuẩn bị công việc.
c / Thời giờ nghỉ ngơi:
- Người lao động được nghỉ 45 phút ăn ca và nghỉ ngơi.
- Trừ khi có thông báo khác bằng văn bản, mỗi tháng Người lao động được nghỉ 04 ngày chủ nhật và 02 ngày thứ 7 (là ngày nghỉ không hưởng lương). Các trường hợp vi phạm thời giờ làm việc đều được coi là vi phạm nội quy lao động và sẽ bị xử lý theo quy định của Công ty.
d/ Làm thêm giờ
- Làm thêm giờ được hiểu là làm việc ngoài giờ tiêu chuẩn như quy định về thời giờ làm việc nêu trên (làm vượt quá 8g15’/ngày).
- Việc làm thêm giờ của người lao động căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty và được Cán bộ quản lý trực tiếp thông báo cho người lao động.
e/ Nghỉ lễ
- Người lao động sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, tết theo quy định của luật
- Trường hợp ngày nghỉ lễ nêu trên rơi vào ngày nghỉ hàng tuần, thì Người lao động sẽ được bố trí nghỉ bù theo sự bố trí của công ty.
f/ Nghỉ việc riêng
Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau: o Kết hôn hợp pháp của Người lao động 03 ngày
o Con kết hôn 01 ngày
o Cha mẹ (vợ hoặc chồng) chết, vợ/chồng/con chết 03 ngày
g/ Thủ tục xin nghỉ
- Người lao động muốn nghỉ phép/nghỉ việc riêng theo quy định của Luật lao động phải làm Đơn xin nghỉ nộp cho Nhân viên quản lý lao động của Công ty trước ít nhất 07 ngày (trừ trường hợp nghỉ ma chay) và phải được sự đồng ý của Nhân viên Quản lý thì mới được nghỉ.
- Ngay sau khi đi làm trở lại, Người lao động phải nộp các giấy tờ hợp lệ (Bản sao giấy chứng tử/Bản sao giấy đăng ký kết hôn- đối với các trường hợp nghỉ hiếu/hỷ) cho Nhân viên quản lý lao động của Công ty.
- Trường hợp có việc đột xuất Người lao động phải có đơn xin nghỉ nêu rõ lý do, được sự đồng ý của trưởng bộ phận và Nhân viên quản lý của công ty.
- Trường hợp vi phạm các quy định nêu trên sẽ được coi là nghỉ không lý do và bị xử lý kỷ luật theo quy định của Công ty và không được trả lương cho những ngày nghỉ đó.
h/ Thôi việc
- Người lao động muốn thôi việc phải có lý do chính đáng và phải làm đơn xin thôi việc gửi Công ty trước thời hạn xin nghỉ ít nhất 20 ngày.
- Đơn xin thôi việc phải có chữ ký xác nhận của Quản lý trực tiếp và sau đó được gửi trực tiếp cho Nhân viên quản lý Lao động của Công ty.
- Trước khi thôi việc, Người lao động phải hoàn tất các thủ tục bàn giao công việc, bàn giao các tài sản, trang thiết bị đã được công ty cấp phát cho
cán bộ quản lý (Phải có biên bản bàn giao có chữ ký xác nhận hợp lệ của cán bộ quản lý).
- Nếu Người lao động vi phạm quy định nêu trên hoặc vi phạm thời hạn báo trước sẽ bị coi là tự ý bỏ việc. Trong trường hợp này công nhân sẽ không được nhận lương của những ngày làm việc trước đó, không được nhận lại tiền đặt cọc trách nhiệm và phải đền bù nếu xảy ra thiệt hại do việc tự ý nghỉ gây ra.
2.1.8 TỔ CHỨC THI ĐUA TRONG ĐƠN VỊ
2.1.8.1 Mục đích
Đánh giá được những thiếu sót, tồn tại, những việc làm đuợc, rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của đơn vị.
Phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến làm nòng cốt và tấm gương trong phong trào thi đua tại đơn vị.
Đánh giá bình xét các danh hiệu thi đua đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty xem xét trình Giám đốc công ty(hoặc cấp trên) xem xét quyết định công nhận các danh hiệu thi đua.
Việc đánh giá bình xét phải đảm bảo công khai, công bằng, chính xác, khách quan đúng quy định của Luật thi đua, khen thưởng.
2.1.8.2 Nội dung và kết quả thực hiện phong trào thi đua* Nội dung :