ty CP TM DV Tổng Hợp Việt Nga cần vạch ra cho mình một chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn phù hợp với thị trường và không vượt quá khả năng của Công ty.
3.1.2 Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới. tới.
Để có thể thực thi được các mục tiêu đề ra. Công ty đề ra một số phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh đặc biệt là phương hướng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm năm 2010 và những năm tiếp theo như sau:
Về sản xuất kinh doanh lâu dài: Công ty có phương hướng tập trung mọi nguồn lực để cạnh tranh với các công ty khác với mục tiêu tiếp tục giành ưu thế trong việc cung cấp sản phẩm cho khách là các công ty và người tiêu dùng.
Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra trong những năm tới là củng cố và mở rộng thị trường ở phía Bắc, đưa sản phẩm vào thị trường ở miền Nam và dần tiến tới đưa sản phẩm ra nước ngoài.
Đối với sản phẩm, Công ty đề ra phương hướng là liên tục nghiên cứu thay đổi mẫu mã để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp hơn với thị trường. Phấn đấu tìm nguồn hàng mới để hạ giá thành sản phẩm để Công ty có thể tiêu thụ nhiều sản phẩm hơn.
3.1.3 Những khó khăn và thuận lợi của Công ty khi thực hiện nhiệm vụ.
Hiện nay, khi thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, Công ty CP TM DV Tổng Hợp Việt Nga gặp phải một số khó khăn và thuận lợi sau đây:
3.1.3.1 Trước hết Công ty có một số thuận lợi là:
Từ khi thành lập cho đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty đã tìm ra những biện pháp để đứng vững và vượt quan những khó khăn, khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Đây là một điểm hết sức thuận lợi cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.
Sản phẩm của Công ty nổi tiếng trên toàn quốc về chất lượng cao, giá cả lại thấp hơn so với một số đơn vị khác và đã nhận được giải thưởng trong một số cuộc triển lãm công nghiệp toàn quốc.
3.1.3.2. Ngoài những thuận lợi Công ty đã tạo ra được trong quá trình hình
thành và phát triển, Công ty còn gặp phải một số khó khăn sau đây:
Công ty CP TM DV Tổng Hợp Việt Nga là một công ty trẻ, có lịch sử phát triển tương đối ngắn nên những bài học kinh nghiệm về kinh doanh còn ít. Vì vậy, trong tương lai sẽ gặp phải một số khó khăn mà Công ty chưa từng gặp phải làm kìm hãm sự phát triển của Công ty
Với thị trường ngành Hàng không là thị trường chủ yếu của Công ty, hiện nay Công ty đang gặp phải một số khó khăn như cạch tranh của một số đối thủ nước ngoài có chất lượng tốt hơn, giá lại rẻ hơn… làm đe doạ đến thị phần của Công ty .
Tuy vậy, với tiềm năng sẵn có và nếu biết cách phát huy thế mạnh nội lực của mình thì chắc chắn trong tương lai gần Công ty sẽ ngày càng tiến xa hơn trên con đường kinh doanh.
3.2 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CP TM DV TỔNG HỢP VIỆT NGA. SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CP TM DV TỔNG HỢP VIỆT NGA.
Qua những nghiên cứu lý luận về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các công ty sản xuất, qua phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty CP TM DV Tổng Hợp Việt Nga.
Em xin đưa ra một số biện pháp, ý kiến nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian tới.
Những biện pháp này em đã được đúc kết trong thời gian thực tập tại phòng Marketing - Tiêu thụ của Công ty CP TM DV Tổng Hợp Việt Nga và những kiến thức em đã được nghiên cứu trong qua trình học tập tại trường Đại học Dân lập Phương Đông- Hà Nội.
3.2.1 Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường ở Công ty.
Thị trường là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi công ty nói chung và với Công ty CP TM DV Tổng Hợp Việt Nga nói riêng. Không có thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty thì hoạt động sản xuất vô nghĩa. Chính vì vậy, hoạt động nghiên cứu thị trường cần phải được chú trọng hàng đầu theo nguyên tắc “bán cái khách hàng cần chứ không bán cái mình có”.
Để làm công tác tham mưu cho việc giám đốc trong việc nghiên cứu thị trường, Công ty đã có một bộ phận nghiên cứu thị trường riêng biệt thuộc phòng Marrketing và tiêu thụ. Bộ phận này phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về Marketing và hiểu sâu
3.2.1.1 Tăng cường, phân tích và xử lý thông tin để xác định và hiểu rõ về thị trường, tiềm năng của thị trường nhất là thị trường mục tiêu cũng như xu hướng biến động của thị trường để giúp ban lãnh đạo Công ty đưa ra những quyết định về kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ.
3.2.1.2 Căn cứ vào tình hình biến động của thị trường để đề xuất về số lượng tiêu thụ và điều chỉnh giá bán.
3.2.1.3 Bộ phận nghiên cứu thị trường của Công ty phải đưa ra các thông tin cần thiết cho các khu vực thị trường riêng biệt bằng việc mô tả chính xác về thị trường đó như thời điểm khách mua hàng, số lượng mua,quy cách chủng loại sản phẩm, giá bán cho từng loại sản phẩm, phương thức giao hàng và thanh toán phù hợp, các yêu cầu có liên quan đến khách hàng.
3.2.2 Biện pháp về đổi mới sản phẩm
Đổi mới sản phẩm là một yêu cầu thường xuyên đối với công ty. Nhu cầu của người tiêu dùng không ngừng biến đổi, thêm vào đó là sự phát triển như vũ bão của tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến cho sản phẩm không ngừng thay đổi về mẫu mã, phông phú về chủng loại, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao. Đáp ứng tình hình đó, Công ty CP TM DV Tổng Hợp Việt Nga hiện nay, mỗi năm Công ty luôn đổi mới nhập thêm 4 – 6 sản phẩm mới đóng góp vào trên 200 chủng loại sản phẩm hiện có.
Để thực hiện biện pháp về đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm một cách có hiệu quả Công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
3.2.2.1 Không ngừng khuyến khích cán bộ công nhân viên Công ty nghiên cứu
và tìm tòi các sản phẩm mới. Đổi mới sản phẩm phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường chứ không phải xuất phát từ bản thân công ty. Vì vậy, bộ phận
nghiên cứu thị trường phải làm tốt công tác điều tra nhu cầu thị trường, tính toán và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm hợp lý. Công ty cũng cần mạnh dạn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới hoặc có thể tổ chức các hội thảo nghiên cứu sản phẩm. Cần thông qua khách hàng, lắng nghe những ý kiến của họ để phát hiện ra những nhược điểm trong sản phẩm của mình, so sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để từ đó có biện pháp đổi mới sản phẩm.
3.2.2.2. Đảm bảo cung cấp vật liệu đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, thời
gian vận chuyển và giao hàng. Đây là yếu tố tiền đề để đảm bảo cho sản xuất liên tục, đem lại sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng đúng những yêu cầu về chất lượng cũng như thời hạn giao hàng theo hợp đồng. Để thực hiện tốt họat động này, Công ty cần có một đội ngũ nhân viên nhập xuất nguyên vật liệu có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm để thực hiện tốt các công việc từ ký kết các hợp đồng thu mua nguyên vật liệu, giao nhận nguyên vật liệu, đến việc mang sản phẩm từ Công ty đi vào khâu tiêu thụ. Ngoài ra Công ty cũng cần phải tìm kiếm một nguồn hàng ổn định để tránh tình trạng phải nhập khẩu hạt Nhựa từ nước ngoài dẫn đến có những lúc không kiểm soát được giá cả gây gián đoạn quá trình sản xuất, mật uy tín với bạn hàng.
3.2.2.3 Tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng các sản
phẩm Nhựa bền đẹp, đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
3.2.3. Biện pháp giảm giá thành để nâng cao hiệu quả tiêu thụ.
Giá thành là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và là một điều kiện cạnh tranh rất quan trọng. Đối với thị trường ngoài ngành hiện nay, Công ty đang áp dụng hai chính sách, đó là xác định giá theo khuôn khổ chủng loại và xác định giá có chiết khấu theo số lượng hàng mua. Hai chính sách này tương đối hợp lý đối với điều kiện và hoàn cảnh của Công
ty. Giá các sản phẩm của Công ty trên thị trường hiện nay được đánh giá là khá rẻ so với các đối thủ cạnh tranh khác. Đây là điều mà Công ty cần phát huy trong tương lai, tuy nhiên chính sách giá của Công ty hiện nay còn thiếu linh hoạt. Chính vì vậy, Công ty cần xây dựng một chính sách giá linh hoạt, hợp lý với từng khu vực thị trường. Muốn vậy, Công ty cần:
3.2.3.1 Phân tích vị trí sản phẩm trên thị trường thông qua chu kỳ sống. Thông
thường mỗi chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn, ứng mỗi giai đoạn có những đặc tính riêng, quy định cách ứng xử của Công ty trong mỗi giai đoạn khác nhau, từ đó Công ty sẽ đưa ra những chính sách giá phù hợp với từng giai đoạn.
3.2.3.2 Công ty nên tiến hành phân loại thị trường và nhóm khách hàng. Việc
phân loại thị trường của Công ty hiện nay là khá hợp lý nhưng theo nhóm khách hàng thì Công ty chưa áp dụng. Nếu phân loại thị trường theo nhóm khách hàng Công ty sẽ nắm được mức sống của từng nhóm để có những biện pháp về sản phẩm cũng như chính sách giá phù hợp với từng nhóm khách hàng riêng biệt.
3.2.3.3 Trên thị trường hiện nay, hàng ngoại nhập đang tràn đầy với nhiều
mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, giá cả lại rẻ hơn những sản phẩm cùng loại sản xuất tại Công ty, nhất là những sản phẩm của Trung Quốc. Đây là một điều trăn trở đối với Công ty và buộc Công ty phải thực hiện biện pháp hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với loại hàng này.
3.2.4 Biện pháp phát triển mạng lưới tiêu thụ và đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ.
3.2.4.1. Mạng lưới tiêu thụ ở Công ty CP TM DV Tổng Hợp Việt Nga hiện nay còn hẹp với 2 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty, một trên phố Trường Trinh – Hà Nộ và hệ thống các nhà bán buôn bán lẻ ở chợ Đồng
Xuân. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, Công ty phải tìm mọi cách để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu. Chính vì vậy ở Công ty CP TM DV Tổng Hợp Việt Nga cần phải có 1 hệ thống các điểm bán hàng rộng khắp và thuận tiện cho khách hàng. Bởi vì mạng lưới tiêu thụ được xem như mạch máu lưu thông chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của các kênh phân phối hay mạng lưới tiêu thụ.
Trên thực tế, mạng lưới tiêu thụ của Công ty chưa có một đại lý hưởng hoa hồng nào nên việc đa dạng hoá các kênh phân phối là hết sức cần thiết hiện nay. Việc mở thêm đại lý là một việc làm không khó trong tầm tay của Công ty nhưng khi mở đại lý thì các đại lý này hoạt động như thế nào, hiệu quả thu được ra sao mới là vấn đề cần quan tâm hơn cả.
Bên cạnh việc mở thêm đại lý, Công ty cũng cần đa dạng hoá các kênh phân phối hiện có. Ngoài kênh phân phối cũ, Công ty có thể sử dụng thêm người môi giới hoặc mở thêm một số chi nhánh . Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng thị trường ở những khu vực xa, tìm cách xâm nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh. Việc sử dụng hình thức phân phối này đã giúp cho Công ty tiết kiệm một số chi phí về tiêu thụ vào tạo điều kiện cho Công ty tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của khách hàng. Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ này làm cản trở tốc độ lưu thông hàng hoá. Lượng sản phẩm tiêu thụ là rất nhỏ so với khả năng của Công ty. Để tận dụng khả năng vốn có và kích thích phát triển đầu tư sản xuất, Công ty có thể sử dụng hình thức tiêu thụ sau:
Tuy việc đa dạng hoá kênh phân phối gây khó khăn cho Công ty trong việc quản lý kênh và tốn các khoản chi phí rất lớn nhưng bù lại Công ty có thể tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tạo danh tiến trên thị trường, ký kết được các hợp đồng làm ăn lớn, lâu dài đối với khách hàng. Tuy nhiên, Công ty cần phải có những biện pháp để quản lý kênh có hiệu quả, cụ thể:
Công ty cần phải liên tục tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm ra các đoạn thị trường tiềm năng từ đó thu thập thông tin phản hồi một cách khách quan và chính xác nhất từ phía người tiêu dùng cũng như từ phía các nhà phân phối.
Tăng cường thực hiện chào hàng tới tay khách hàng tiềm năng, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, theo kịp tốc độ sản xuất ngày càng cao, tránh sự ứ đọng hàng hoá. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm không chỉ thụ động đáp ứng nhu cầu mà còn phải chủ động kích thích nhu cầu đẩy nhanh tiêu dùng.
Kênh phân phối muốn hoạt động có hiệu quả cần có những người quản lý giỏi cả về nghiệp vụ và đầu óc sáng tạo. Người quản lý giỏi có khả năng nắm bắt tình hình cung cầu thị trường, tình hình cạnh tranh và những tình huống bất ngờ của thị trường để đề ra phương hướng hoạt động hợp lý nhất.
3.2.4.2. Đa dạng hoá hình thức tiêu thụ.
Đại lý Bán buôn Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Bán lẻ Người tiêu dùng Công ty
Trong những năm vừa qua, các hình thức tiêu thụ mà Công ty áp dụng về cơ bản là phù hợp, nhưng vẫn còn chỗ chưa hợp lý. Để đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ trong thời gian tới Công ty cần:
Công ty sẵn có thế mạnh về tiêu thụ buôn, bởi vậy nên đẩy mạnh hình thức này để vừa tăng doanh thu tiêu thụ, vừa tạo ra quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Trong tiêu thụ buôn cần tăng cường hơn nữa các hình thức giao bán thẳng không qua kho để tiết kiệm chi phí lưu kho bãi. Sở dĩ Công ty cần lựa chọn hình thức này bởi vì các công ty sản xuất chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong khách hàng của Công ty. Tiêu thụ buôn sẽ thích hợp nhất về nhiều mặt : chi phí, chất lượng. Việc lập kế hoạch sản xuất.
Đa dạnh hoá phương thức cho những nhà buôn lớn. Hiện nay, do hạn chế về vốn nên Công ty chủ yếu sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt và ngay sau khi giao hàng. Công ty cần vận dụng thêm một số các hình thức thanh toán khác để thu hút khách hang như : thanh toán bằng sec hoặc thanh toán trả chậm. Việc đa dạng hoá các hình thức thanh toán sẽ tạo ra sự hứng khởi cho các nhà bán buôn- những trung gian tiêu thụ chính của Công ty.
Đối với hình thức tiêu thụ lẻ khi muốn lấy hàng vẫn còn phải đến tận Công ty vận chuyển. Chính vì vậy, để đẩy mạnh hình thức bán hàng này Công ty cần vận chuyển hàng đến tận nơi yêu cầu của khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ.
Đối với hình thức tiêu thụ qua đại lý, Công ty cần phải có những cam