Đặc điểm và dự báo thị trường của Siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 34 - 39)

- NHÀ SẢN XUẤT ĐẠI LÝ PHÂN PHỐ

1. Đặc điểm và dự báo thị trường của Siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Đặc điểm thị trường của Siêu thị :

Ở thành phố Hồ Chí Minh thị trường của Siêu thị gồm có hai loại : Người tiêu dùng trực tiếp (mua cho tiêu dùng cá nhân) và các tổ chức (mua cho cơ quan, xí nghiệp, trường học,...)

1.1.1. Tình hình phát triển cuả thị trường Siêu thị

Theo quan điểm marketing, thị trường của Siêu thị chính là những khách hàng hiện tại hoặc trong tương lai mà Siêu thị đang và sẽ tìm cách hướng tới phục vụ.

Thị trường Siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh xuất phát điểm từ khu vực trung tâm thành phố, ở các quận nội thành như : quận I, quận 10, quận 5, dần dần lan tỏa ra các quận ven như : Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Bình Chánh, và trong tương lai sẽ phát triển đến các huyện ngoại thành như Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức,...

Khách hàng của Siêu thị tại Thành phố ban đầu là những người nước ngoài ở khu vực trung tâm, những cư dân thành phố có thu nhập khá. Qua các bước phát triển, cho đến nay người dân có thu nhập trung bình và thấp vẫn có thể đến mua sắm tại các Siêu thị.

Ngoài ra, khách hàng của Siêu thị còn bao gồm lượng khách vãng lai từ các tỉnh Miền Tây, Miền Đông đến Thành Phố tham quan, du lịch và mua sắm tại đây.

Trong xu hướng hiện nay, mặc dù nơi mua sắm thường xuyên của người dân cả nước nói chung vẫn là chợ truyền thống, nhưng người dân thành phố đang có thói quen mua sắm tại Siêu thị ngày càng nhiều hơn.

1.1.2. Phân khúc thị trường và đặc điểm hành vi từng phân khúc

Nói đến phân khúc, có nhiều tiêu thức để phân chia thị trường, đối với thị trường Siêu thị Thành Phố có thể phân chia theo các tiêu thức sau :

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 21 quận huyện. Trong đó 12 quận huyện có Siêu thị. Thị trường Siêu thị phân bố theo khu vực như sau :

- Khách hàng ở khu vực trung tâm thành phố như Quận I, Quận 2, Quận 3 sẽ chọn các Siêu thị Maximark, Coopmart Cống Quỳnh, Coopmart Nguyễn Đình Chiểu, Siêu thị Hà Nội,... để mua sắm.

- Khách hàng ở các quận 5, 6, 10, 11 sẽ chọn các Siêu thị Maximark, Coopmart Trần Hưng Đạo, Coopmart Hậu Giang, Siêu thị SàiGòn, Coopmart Đầm Sen,... để mua sắm.

- Khách hàng ở các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Quận 12 sẽ mua sắm tại các Siêu thị Miền Đông, Superbowl, Siêu thị Bình Dân,...

- Khách hàng ở các huyện ngoại thành như Bình chánh sẽ chọn Cora An Lạc, Coopmart Phú Lâm,...Ngoài ra, hai Siêu thị này còn có lượng khách vãng lai từ các tỉnh Miền Tây đến tham quan, mua sắm.

1.1.2.2. Phân khúc theo thu nhập :

Với phong cách phục vụ văn minh tiện lợi, Siêu thị không những dành cho những người có thu nhập khá mà còn thu hút được nhiều khách hàng có thu nhập trung bình hoặc thấp hơn. Theo số liệu thống kê năm 2000, số lần đi Siêu thị của các hộ gia đình có mức thu nhập khác nhau ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như sau :

Bảng 3.1 : Thu nhập hộ gia đình và số lần đi Siêu thị

Thu nhập hộ gia đình Số lần đến Siêu thị

(triệu đồng/tháng) TP. Hồ Chí Minh Hà Nội

Dưới 2 triệu 3,3 3,5

Từ 2 – 4 triệu 4,9 3,5

Từ 4 – 6 triệu 4,0 6,3

Trên 6 triệu 4,9 1,5

Bình quân 4,2 3,8

Tại thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập hộ gia đình của khách hàng có phần nào ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên mua sắm của họ. Những người có thu nhập càng cao thì thường mua sắm ở Siêu thị nhiều hơn. Ngoài ra những người

có thu nhập trung bình cũng đến Siêu thị, họ đến không còn để ngắm nhìn do tính hiếu kỳ mà là thực hiện hành vi mua sắm.

1.1.2.3. Phân khúc theo nghề nghiệp :

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có cơ cấu nghề nghiệp đa dạng và phong phú nhất cả nước. Bao gồm : Doanh nhân, công nhân viên chức nhà nước, công nhân, học sinh sinh viên, buôn bán, lao động giản đơn, nghề chuyên môn, những người không có việc làm sống dựa vào thu nhập của người khác,... Theo số liệu thống kê năm 2000, tỷ lệ khách hàng ở Thành phố đến mua sắm tại Siêu thị theo cơ cấu nghề nghiệp như sau :

Bảng 3.2 : Tỷ lệ mua sắm ở Siêu thị theo cơ cấu nghề nghiệp

Stt Nghề nghiệp Mua sắm tại Siêu thị

1 Cán bộ công nhân viên 48%

2 Học sinh, sinh viên 21%

3 Người nội trợ 24%

4 Nghề khác 7%

Như vậy, hiện nay theo phân khúc nghề nghiệp thì cán bộ công nhân viên là khách hàng chủ yếu của các Siêu thị, kế đến là các bà nội trợ, học sinh sinh viên và các khách hàng khác.

1.2. Dự báo thị trường của Siêu thị :

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của thị trường Siêu thị tại thành phố Hồ Chí minh, chúng tôi dự báo tình hình thị trường Siêu thị của thành phố trong thời gian tới như sau :

1.2.1. Dự báo tăng trưởng qui mô thị trường

Qua phân tích thực trạng các Siêu thị ở thành phố, có thể nhận thấy rằng Siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục phát triển do qui mô thị trường của siêu thị ngày càng tăng trưởng. Sự tăng trưởng qui mô thị trường Siêu thị bởi các lý do sau :

- Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất nước, với tốc độ tăng dân số cơ học hằng năm khoảng 3% (không kể số lượng dân vãng lai từ các tỉnh đến nhập cư tại thành phố). Hiện nay số dân nhập cư tập

trung nhiều nhất là ở các Quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Chánh,... Sự gia tăng dân số của thành phố sẽ dẫn đến sự tăng trưởng qui mô thị trường của Siêu thị.

- Tiềm năng phát triển Siêu thị ở thành phố rất lớn, bởi vì tổng mức bán lẻ và doanh số bán của các Siêu thị đều tăng trong những năm qua. Cụ thể số liệu thống kê như sau :

Bảng 3.3 : Tổng mức bán lẻ của thành phố

Năm Tổng mức bán lẻ (tỷ đồng) Tỷ lệ doanh số bán của các

Siêu thị/Tổng mức bán lẻ

1997 43.000 0,6%

1998 52.000 0,9%

1999 55.000 1,2%

2000 59.000 1,4%

“Nguồn : Sở Thương Mại TP.HCM”

Theo ước tính, doanh số bán lẻ của các Siêu thị tăng đều với tốc độ tăng khoảng 10%/năm. Tỷ trọng doanh số bán lẻ của các Siêu thị hiện nay rất khiêm tốn so với tổng mức bán lẻ của thành phố, chỉ khoảng 1,4% năm 2000. Mặt khác nếu so sánh số lượng Siêu thị và số chợ trên địa bàn thành phố thì chúng ta thấy còn có sự chênh lệch quá xa. Theo thống kê của Sở Thương Mại năm 2000 có 169 chợ lớn nhỏ, trong khi đó chỉ có 26 siêu thị. Như vậy số lượng Siêu thị trên địa bàn thành phố còn khá ít.

- Thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ tác dụng kích thích nhu cầu tiêu dùng, làm tăng qui mô thị trường Siêu thị. Theo số liệu thống kê, GDP bình quân đầu người của thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2000 như sau :

Bảng 3.4 : GDP bình quân đầu người của TP.HCM Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000

- GDP (tỷ đồng) 55.140 63.577 70.208 75.123- Dân số (người) 4.800.956 4.904.424 5.063.871 5.220.028 - Dân số (người) 4.800.956 4.904.424 5.063.871 5.220.028 - GDP bình quân đầu người

(1.000đ) 11.485 12.959 13.864 14.391

- Ngoài ra, do chính sách dãn dân của thành phố, dân nội thành có hướng di chuyển đến các quận ven, các quận mới của thành phố như quận 2, quận 9, quận 12,…Từ đó thị trường mục tiêu sẽ ngày càng được mở rộng, qui mô thị trường Siêu thị sẽ phát triển tương thích theo sự di chuyển này, tạo điều kiện cho những Siêu thị lớn hình thành ở các khu vực ngoại vi của thành phố.

1.2.2. Cơ cấu thị trường

Xu hướng hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù nơi mua sắm thường xuyên vẫn là chợ, nhưng siêu thị ngày càng được khách hàng lựa chọn nhiều hơn. Theo số liệu thống kê, cứ 100 phiếu điều tra có 37% chọn nơi mua sắm thường xuyên là chợ, 28% chọn siêu thị để mua sắm, 20% mua sắm ở cửa hàng, 8% ở các trung tâm thương mại và 7% ở những nơi khác. Có thể biểu diễn nơi mua sắm thường xuyên theo biểu đồ sau :

Nơi mua sắm thường xuyên

TTTM8% Cửa hàng 8% Cửa hàng 20% Siêu thị 28% Chợ 37% Nơi khác 7%

TTTM Cửa hàng Siêu thị Chợ Nơi khác Biểu đồ 3.1 : Nơi mua sắm thường xuyên

Mặt khác, nếu xét theo khu vực thì trong thời gian sắp tới, các Siêu thị ở khu vực trung tâm và trong nội thành lượng khách vãng lai và khách ở ngoại thành sẽ giảm xuống, do có nhiều siêu thị hình thành ở các khu vực ngoại thành. Nếu xét theo giới tính : Tỷ lệ nữ hiện nay chiếm 51,9% tổng dân số của thành phố, do vậy cơ cấu thị trường trong tương lai nữ vẫn chiếm đa số, nhưng đồng thời nam giới cũng đang có xu hướng đến với siêu thị ngày càng nhiều hơn. Xét theo độ tuổi : dân số trẻ của thành phố chiếm khoảng 57% trên tổng dân số, đây là khúc thị trường quan trọng của Siêu thị, những người lớn tuổi thường đã quen với chợ truyền thống, nhưng hiện nay cũng đang chuyển dần sang mua sắm ở Siêu thị.

Theo thu nhập : xu hướng thị trường trong tương lai sẽ mở rộng cho các đối tượng có thu nhập trung bình hoặc thấp có thể mua sắm tại siêu thị.

Theo nghề nghiệp : trong tương lai khách hàng là những cán bộ công nhân viên của các công ty, xí nghiệp, các cơ quan,… sẽ chiếm số đông hơn. Bởi lẽ họ không chỉ mua cho cơ quan mà còn mua cho tiêu dùng gia đình và cá nhân họ. Mặt khác, kinh tế càng phát triển thì số lượng doanh nghiệp sẽ càng tăng lên. Đây cũng là cơ cấu khách hàng tiềm năng mà các Siêu thị cần quan tâm.

1.2.3. Nhu cầu thị hiếu khách hàng

Qua dự báo tăng trưởng qui mô thị trường, chúng ta thấy mức độ mua sắm ở Siêu thị của người dân thành phố trong tương lai sẽ tăng nhanh chứ không dừng lại ở con số 28% như hiện nay. Khách hàng sẽ mua nhiều và tập trung vào hai ngày nghỉ cuối tuần, đồng thời vào những ngày thường thì lượng khách hàng cũng không giảm. Nhìn chung, nhu cầu thị hiếu khách hàng trong tương lai có thể hiểu theo những khía cạnh sau :

- Khách hàng đi siêu thị hiện nay không chỉ để mua sắm mà còn là dịp tham quan, dạo chơi, thư giãn,…

- Xu thế chung của khách hàng là mua sắm theo kiểu nhiều người cùng đi. - Khách mua hàng ở siêu thị ngày càng có nhu cầu được phục vụ nhiều hơn,

cần có thông tin về hàng hóa, chất lượng, giá cả, cung cách phục vụ đối với họ ngày càng cao hơn.

- Ngoài ra, khách hàng trong tương lai mong muốn siêu thị nên phát triển thêm một số dịch vụ như : giữ xe miễn phí, có nơi giữ trẻ, nơi chờ có phục vụ video, nhạc, báo chí,…

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong tương lai, bên cạnh việc nghiên cứu thị trường chúng ta cần xây dựng mô hình Siêu thị hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của thành phố.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)