Giải pháp về quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 47 - 50)

- NHÀ SẢN XUẤT ĐẠI LÝ PHÂN PHỐ

5.Giải pháp về quản trị nguồn nhân lực

Con người là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của siêu thị. Mục đích quản trị nguồn nhân lực là đảm bảo cho nguồn nhân lực của siêu thị được quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất. Giải pháp này thực hiện trên cơ sở các tiêu thức sau :

5.1. Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và nhân viên bán hàng của các siêu thị. thị.

Vấn đề tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và nhân viên bán hàng hiện có là việc làm cần thiết của các siêu thị trong điều kiện hiện nay.

- Đối với đội ngũ cán bộ nhân viên văn phòng : Những nhân viên chưa được đào tạo qua trường lớp, siêu thị nên tạo điều kiện cho họ được học tập để đạt đến một trình độ nhất định. Ngoài ra, siêu thị cũng nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn những kiến thức mới có liên quan đến hoạt động kinh doanh siêu thị để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho khối nhân viên văn phòng.

- Đối với nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân : cần tổ chức các khóa học về kỹ năng bán hàng, nghệ thuật bán hàng,..để họ có những kiến thức cơ bản về công tác bán hàng, bởi vì bán hàng là một nghề khoa học, một nghệ thuật phục vụ nhu cầu xã hội.

- Đối với nhân viên bảo vệ : cần thiết phải tổ chức những buổi tập huấn về công tác bảo vệ tài sản và hàng hóa, bảo vệ khách hàng và tài sản của khách (túi xách, xe cộ các loại,…), kỹ năng phát hiện và trấn áp những kẻ lấy cắp hàng hóa của siêu thị.

- Đối với nhân viên phục vụ : cũng cần phổ biến những kiến thức nhất định liên quan đến công việc làm vệ sinh. Hiện nay, ở một số siêu thị lớn, công việc làm vệ sinh thực hiện bằng các thiết bị như máy lau sàn, chà sàn nhà, máy hút bụi,…Sử dụng một số hóa chất để làm vệ sinh. Do đó các nhân viên

này cần được tập huấn để đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động.

5.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo

Công tác đào tạo nguồn nhân lực của các siêu thị là đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên văn phòng và lực lượng nhân viên làm việc trực tiếp như nhân viên bán hàng, thu ngân, bảo vệ,…

Các siêu thị phải xác định được nhu cầu đào tạo. Trong kế hoạch chuẩn bị đội ngũ kế cận, siêu thị cần xác định những vị trí trống và cách thức chuẩn bị ứng viên cho các vị trí trống. Nếu siêu thị áp dụng hình thức đề bạt nội bộ thì cần có dự kiến các chương trình đào tạo để giúp các nhân viên có được kỹ năng theo yêu cầu làm việc. Nếu siêu thị có chính sách tuyển từ bên ngoài thì cần nghiên cứu kỹ thị trường lao động và các biện pháp để có thể tuyển được nhân viên theo đúng yêu cầu của mình.

Việc đào tạo có thể tiến hành theo hai hình thức :

- Đào tạo tại nơi làm việc : Tất cả mọi nhân viên của Siêu thị ở các chức vụ khác nhau, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải rút ra được những kinh nghiệm làm việc cho mình để thực hiện công việc tốt hơn. Thông thường các dạng đào tạo phổ biến tại nơi làm việc gồm có :

+ Hướng dẫn tại chỗ : Trong quá trình thực hiện công việc, học viên sẽ quan sát, học tập và thực hiện công việc theo cách người hướng dẫn. Phương pháp này được áp dụng để đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên văn phòng và nhân viên bán hàng.

Khi đào tạo nhân viên bán hàng, quá trình thực hiện diễn ra như sau :

- Giải thích cho nhân viên mới về toàn bộ công việc của một nhân viên bán hàng.

- Thao tác mẫu cách thức thực hiện công việc.

- Để nhân viên tự thực hiện công việc cho đến khi họ đạt các tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng công việc.

Khi đào tạo các quản trị gia, học viên sẽ làm việc trực tiếp với người mà họ sẽ thay thế . phương pháp này thường áp dụng để đào tạo các quản trị gia cao cấp.

+ Luân phiên thay đổi công việc : Học viên được luân phiên thay đổi từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ quầy hàng này sang quầy hàng khác, được học các công việc có thể khác nhau về nội dung và phương pháp. Phương pháp này

được áp dụng để đào tạo các quản trị gia, nhân viên bán hàng và những cán bộ chuyên môn.

Ngoài ra, còn có hình thức đào tạo ngoài nơi làm việc. Hình thức này đối với siêu thị thường áp dụng các phương pháp như : nghiên cứu tính huống, phương pháp hội thảo, và theo chương trình của các trường đại học,…

5.3. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng

Việc tuyển dụng nhân viên cho siêu thị có thể tuyển trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc trong nội bộ siêu thị và tuyển ở bên ngoài siêu thị.

5.3.1. Tuyển nguồn ứng viên từ trong nội bộ siêu thị vào vị trí cao hơn :

Việc cung cấp ứng viên vào các chức vụ hoặc công việc trống của siêu thị có thể tuyển trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc tại siêu thị, hoặc tuyển nhân viên thông qua các trung tâm dịch vụ lao động, theo hình thức quảng cáo,…Trong đó hình thức tuyển các ứng viên trong nội bộ đơn vị thường được ưu tiên, bởi vì :

- Nhân viên trong nội bộ đơn vị đã được thử thách về lòng trung thành, trung thực, tinh thần trách nhiệm và ít khi bỏ việc.

- Nhân viên trong nội bộ sẽ dễ dàng thực hiện công việc, nhất là thời gian đầu ở cương vị trách nhiệm mới.

- Hình thức tuyển trực tiếp từ các nhân viên đang làm việc trong nội bộ sẽ tạo ra sự thi đua giữa các nhân viên đang làm việc, kích thích họ làm

việc tích cực, sáng tạo và hiệu suất công việc cao hơn.

5.3.2. Ngoài ra , siêu thị có thể tuyển dụng nguồn ứng viên từ bên ngoài. Việc tuyển dụng thực hiện theo trình tự như sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chuẩn bị tuyển dụng + Thông báo tuyển dụng + Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ + Phỏng vấn sơ bộ

+ Kiểm tra, trắc nghiệm + Phỏng vấn lần 2

+ Ra quyết định tuyển dụng + Bố trí công việc

Việc tuyển dụng nói trên phụ thuộc vào thị trường lao động của thành phố. Tuy nhiên hệ thống thông tin về thị trường lao động của nước ta hiện nay chưa được phát triển đúng mức, nên chưa đánh giá được lượng cung cầu lao động theo từng nghề nghiệp.

5.4. Duy trì nguồn nhân lực

Siêu thị phải có các phương pháp đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên, qua đánh giá năng lực sẽ giúp cho siêu thị kiểm tra lại chất lượng của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực khác như tuyển chọn, đào tạo và hướng dẫn công việc,…

Các siêu thị phải đảm bảo trả lương cho nhân viên theo công việc và khả năng của mỗi người, đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế, chế độ tiền thưởng, nghỉ lễ, nghỉ phép và các chính sách khác cho nhân viên.

Trong quan hệ lao động, các siêu thị phải thành lập tổ chức công đoàn để đại diện cho người lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết các tranh chấp về lao động, đồng thời đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra, các siêu thị cũng cần phải có chính sách thưởng phạt phân minh, xây dựng bầu không khí hòa đồng, thân ái vì mục tiêu phát triển của đơn vị mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 47 - 50)