M&A là một phương thức tái cấu trúc lại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam (101trang).doc (Trang 39 - 42)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM

3.1.2.2. M&A là một phương thức tái cấu trúc lại doanh nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đều hướng đến một số mục tiêu nhất định. Những vấn đề mà hoạt động M&A có thể giải quyết cho doanh nghiệp là rất nhiều, tuy nhiên do hoạt động này mới xuất hiện ở Việt Nam, sự nhận biết của các đối tượng liên quan đến hoạt động này chưa nhiều nên nó chưa phát huy hết những lợi ích vốn có của nó. Chính vì thế, các doanh nghiệp tiến đến thực hiện hoạt động M&A trong thời gian qua chủ yếu hướng đến các mục tiêu: có cơ hội tiếp cận với công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng về thị trường, hoặc thực hiện M&A để tái cấu trúc lại doanh nghiệp hay mua lại các doanh nghiệp khác để có cơ hội thâm nhập vào thị trường mới.

Đối với các doanh nghiệp trong nước, họ tìm hiểu và thực hiện hoạt động mua lại hay sáp nhập doanh nghiệp là nhằm đạt được mục tiêu có cơ hội tiếp nhận những công nghệ, kỹ thuật mới, hiện đại và những kỹ năng về quản lý, về thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, các doanh nghiệp trong nước hầu như là đứng ở vị thế người bán. Các doanh nghiệp trong nước thường bán một phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cho phía nước ngoài để đổi lại có cơ hội tiếp nhận được những vấn đề trong công tác quản lý và điều hành hay sản xuất, kinh doanh mà các doanh nghiệp trong nước đang thiếu. Bibica bán cổ phần cho công ty Lotte để nhận được sự hỗ trợ từ Lotte trong lĩnh vực công nghệ, bán hàng và tiếp thị, nghiên cứu phát triển để giúp Bibica mở rộng và phát triển kinh doanh để trở thành nhà sản xuất kinh doanh bán kẹo hàng đầu Việt Nam. Trên thực tế, vẫn có trường hợp doanh nghiệp trong nước mua lại của doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn như Công ty CP Kinh Đô mua lại nhà máy kem Wall’s hay công ty Anco mua lại nhà máy sữa Nestle. Nhưng mục tiêu của Kinh Đô và Anco là muốn có được một dây chuyền sản xuất hiện đại của các đơn vị nước ngoài này. Tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tận dụng lợi thế của doanh nghiệp nước ngoài để thay đổi công nghệ, sắp xếp lại tình hình nhân sự, công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh, tức doanh nghiệp trong nước muốn thông qua M&A để thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng nguồn vốn đầu tư trong nước bị khan hiếm trong thời gian gần đây các doanh nghiệp trong nước tiến hành bán cổ phần cho các doanh nghiệp phía nước ngoài nhằm thu hút một lượng vốn tương đối lớn để đảm bảo về khía

cạnh tài chính cho doanh nghiệp. Ví dụ khi Bibica bán 30% vốn cổ phần cho công ty TNHH Lotte – thuộc tập đoàn Lotte Hàn Quốc, thì đó là số cổ phần nằm trong kế hoạch huy động thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu giai đoạn 2 để tăng vốn điều lệ năm 2007 của công ty. Hay vào tháng 9/2007 Bảo Minh bán cho AXA (Pháp) 16,6% cổ phần nằm trong kế hoạch tăng vốn điều lệ của công ty từ 434 tỷ lên 755 tỷ đồng. Hay việc cổ đông ngân hàng Eximbank bán 15% cổ phần của ngân hàng cho ngân hàng Nhật Sumitoom Mitsui Banking Corporation (SMBC) nằm trong số cổ phần phát hành bổ sung để tăng vốn điều lệ từ 2.800 tỷ lên 3.733 tỷ đồng Việt Nam,…

Đối với doanh nghiệp nước ngoài, họ luôn đánh giá thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng và họ mong muốn được khai thác thị trường này. Khi nền kinh tế Việt Nam chuẩn bị chính thức mở cửa hoàn toàn (sau một thời gian nhất định, tùy theo loại hàng hóa và thị trường, sau khi chính thức gia nhập tổ chứ thương mại thế giới) thì đó chính là cơ hội để họ nhảy vào khai thác. Để chuẩn bị cho điều đó các doanh nghiệp nước ngoài muốn đặt trước một bàn chân vào thị trường béo bở, và con đường đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước là cách lựa chọn thích hợp nhất trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời với hình thức đầu tư thông qua hoạt động M&A hiện nay sẽ giúp doanh nghiệp nước ngoài giảm được chi phí đầu tư vào thị trường mới. Vì vậy, trong thời gian qua, trong các thương vụ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp nước ngoài luôn đóng vai trò là người mua lại doanh nghiệp. Do hiện tại việc mua cổ phần các doanh nghiệp trong nước của doanh nghiệp nước ngoài còn bị giới hạn nói chung với giới hạn đối với từng ngành nghề đặc biệt, nên các doanh nghiệp nước ngoài hướng đến việc mua lại một phần vốn cổ phần của các công ty cổ phần trong nước (trong giới hạn cho phép). Như vậy, mục tiêu chính các của doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia vào thị trường M&A Việt Nam là hướng đến việc sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong tương lai.

Tóm lại, đối với doanh nghiệp Việt Nam, họ thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu là tăng khả năng cạnh tranh và các nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hay nói cách khác là họ thông qua hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nhằm để tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Nhưng nguồn lực mà họ thường cần bổ sung là tài chính, kỹ thuật, công nghệ, khả năng quản lý và tiếp

cận thị trường. Đối với phía nước ngoài, họ tham gia vào thị trường M&A Việt Nam là nhằm hướng đến sự phát triển trong tương lai của họ ở một thị trường lớn, đầy tiềm năng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam (101trang).doc (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w