THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM
3.2.3. Thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp
Mục đích của việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp là nhằm tháo gỡ bớt những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp hoặc giúp doanh nghiệp tiến hành tổ chức lại các hoạt động trong doanh nghiệp để có thể khai thác tốt hơn hoặc bổ sung thêm các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều hình thức để tiến hành tái cấu trúc lại doanh nghiệp, tiến hành mua lại, bán, hay sáp nhập với doanh nghiệp khác là một trong nhiều cách đó.
Hoạt động M&A ở thị trường Việt Nam trong thời gian qua đã thực hiện được lợi ích đó cho các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp trong nước. Đây cũng chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp đang kinh doanh ở thị trường Việt Nam muốn đạt được khi quyết định thực hiện hoạt động M&A (như đã phân tích trong phần 2.1.2.2). Các công ty chứng khoán tiến hành hoạt động M&A để thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm để khắc phục khó khăn hiện tại của chúng là kinh doanh thu lỗ, năng lực tài chính, cung cấp dịch vụ yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp. Hình thức các công ty chứng khoán thực hiện M&A là bán lại đa số cổ phần hiện tại của công ty cho đối tác. Các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác (sản xuất hành thực phẩm, tiêu dùng, kinh doanh bán lẻ và cả ngân hàng) thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp cũng chủ yếu bằng hình thức bán lại số cổ phần của công ty cho đối tác để bổ sung thêm một số nguồn lực hiện tại mà doanh nghiệp đang thiếu.
Như vậy, với 3 lợi ích mà hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam có thể mang lại cho các doanh nghiệp đang hoạt động ở thị trường này thì phải thừa nhận rằng, dù chỉ ở giai đoạn mới thâm nhập vào thị trường, còn rất mới mẻ đối với nhiều đối tượng trên thị trường nhưng bước đầu hoạt động M&A đã giúp doanh nghiệp có được những lợi ích rất quan trọng khi tiến hành hoạt động M&A. Có thế nói dù chỉ là 3 lợi ích nhưng đó là những lợi ích chính mà tất cả các chủ thể khi quyết định tiến hành hoạt động mua lại hay sáp nhập doanh nghiệp đều muốn đạt được. Tóm lại, bước đầu hoạt động M&A ở thị trường Việt Nam đã đạt được thành công. Tuy
nhiên, cần luôn nhớ rằng hoạt động này luôn tiềm ẩn những tác động không tốt đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.