Độc quyền là kết quả tất yếu của việc phát triển thị trường M&A không có sự kiểm soát chặt

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam (101trang).doc (Trang 53 - 54)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM

3.3.3. Độc quyền là kết quả tất yếu của việc phát triển thị trường M&A không có sự kiểm soát chặt

không có sự kiểm soát chặt

Độc quyền là một hậu quả khác của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nếu như không có sự quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý thị trường. Thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam đang hoạt động trong tình trạng đó, thiếu khung hành lang pháp lý cho sự vận hành của thị trường, hay nói một cách khác đó là thiếu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động M&A. Do đó, vấn đề độc quyền do hậu quả của thị trường M&A là có rất nhiều khả năng đe dọa nền kinh tế trong nước nếu không có sự nhìn nhận và kiềm chế từ bây giờ.

Do đặc tính của nền kinh tế nước ta là có rất nhiều doanh nghiệp có qui mô nhỏ nên sẽ có rất nhiều vụ mua lại sáp nhập doanh nghiệp được diễn ra. Trong đó do có qui mô quá nhỏ nên các doanh nghiệp này rất dễ dàng bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp lớn hơn và các doanh nghiệp nước ngoài. Các công ty nước ngoài khá mạnh về năng lực tài chính sẽ dễ dàng mua lại 100% vốn cổ phần của các công ty nhỏ (sau khi giới hạn về

việc nắm giữ vốn trong các công ty cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài bị dỡ bỏ). Sau đó tận dụng một số lợi thế khác của các doanh nghiệp để tiếp tục phát triển mạnh ở thị trường nước ta và tiến hành mua dần các doanh nghiệp với qui mô lớn dần hoạt động trong cùng một ngành nghề. Kết quả là đi đến độc quyền. Doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần chú tâm nhiều hơn đến hiện tượng này.

Tóm lại, những mặt trái của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp chưa xuất hiện hoặc xuất hiện chưa rõ nét trên thị trường Việt Nam nhưng những nguyên nhân gây nên các tác động tiêu cực đó đang tồn tại. Như vậy những tác động tiêu cực của thị trường M&A đang tiềm ẩn trong nền kinh tế Việt Nam, đe dọa đến các doanh nghiệp có đã và đang hoặc có ý định tham gia thị trường này. Trước thực tế đó, một số giải pháp nhằm khắc phục cần được đưa ra một cách kịp thời là đòi hỏi cấp thiết hiện nay để cho thị trường mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam được vận hành và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam (101trang).doc (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w