Hiện nay công tác quản lý chất lượng của Công ty còn gặp một số nhược điểm, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và công trình của Công ty:
2.3.2.1. Nhân tố con người:
Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và sự hợp tác giữa mọi thành viên và bộ phận trong Công ty.
Bảng 8: Cơ cấu đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp Công ty NDT BỘ PHẬN lượngSố BẬC THỢ Phổ thông Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 1. Đội lắp đặt thiết bị 21 16 - 2 2 - 1 2. Đội lắp đặt ống gió 17 13 1 1 1 1 - 3. Đội lắp đặt ống nước 19 15 2 1 - 1 - 4. Đội lắp đặt điện 15 13 - - - 1 1 Tổng cộng 72 57 3 4 3 3 2 Tỉ lệ (%) 100 79,16 4,16 5,5 4,16 4,16 2,7
(Nguồn: từ tài liệu phòng Nghiệp vụ)
Từ bảng trên ta thấy lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông, số lượng công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao trong các đội lao động trực tiếp của Công ty là rất hạn chế, lao động lành nghề từ bậc 4 trở lên chỉ có 12 người ứng với 16,66%. Kỹ năng công nhân thấp kém như vậy là một yếu tố cản trở trong quá trình quản lý. Chất lượng lao động thấp kém dẫn tới chất lượng sản phẩm trực tiếp không cao, vì thế hiệu quả quản lý thấp, hiệu lực quản lý dự án cũng vì thế mà thấp kém.
Thông qua quá trình tìm hiểu về một số khâu trong quy trình sản xuất thì việc xuất hiện các lỗi sai hỏng trong các khâu thi công do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhân tố con người:
Trong tất cả các khâu lắp đặt: Trình độ của người lao động còn hạn chế và trong quá trình làm việc không tập trung nên việc xem và đối chiếu sản phẩm với bản vẽ thiết kế còn sơ sài và qua loa, không hiểu thấu đáo những thông số kỹ thuật làm cho việc thi công chậm tiến độ, sai hỏng xảy ra nhiều hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc khắc phục lỗi.
Trong khâu lắp đặt tủ điện tổng thiết bị đóng cắt: Trong quá trình vận chuyển tủ điện, đối với loại tủ điện đặt trên sàn, do không cẩn thận nên công nhân đôi
khi làm cho tủ điện bị trầy xước bề mặt, làm cho tủ điện dễ bị oxy hóa, làm giảm tính thẩm mỹ.
Trong khâu lắp đặt máng, ống dây và cáp điện: Tại khâu này yêu cầu của công việc rất phức tạp, mỗi loại cáp, máng và ống khác nhau cần có kỹ thuật lắp đặt khác nhau, nhưng do trình độ của người công nhân còn hạn chế và do không tập trung làm việc dẫn đến thỉnh thoảng vẫn gặp lỗi xoắn cáp khi kéo dây, độ cong của máng và ống không đúng kỹ thuật, làm cho thi công gặp khó khăn.
Trong khâu thi công hệ thống cấp nước: Do trong khi cắt gọt ống GI công nhân không chú ý nên sẽ dẫn đến ống cắt không cân, mạt cắt bị lọt vào ống, đến khi hàn ống mất nhiều thời gian chỉnh sửa lại.
Trong khâu thi công hệ thống thoát nước thải: Trong phương pháp nối ống PVC, công nhân đánh dấu phần ống tiếp xúc với Fitting thường không chính xác, dẫn đến việc bôi keo không đúng vị trí gây lãng phí keo hoặc ảnh hưởng đến chất lượng mối nối.
Tóm lại, nhân tố con người quyết định trực tiếp tới chất lượng sản phẩm vì vậy việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay của Công ty.
2.3.2.2. Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất lượng. Chính vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Để tổ chức tốt các mục tiêu chất lượng đặt ra Công ty cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng, đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Do đó việc tìm được nhà cung ứng tin cậy cũng như việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào là hết sức quan trọng và cần thiết.
Khâu lựa chọn nhà cung ứng: Là một nhân tố quan trọng trong hệ thống cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho Công ty. Việc tìm được một nhà cung ứng tin cậy đòi hỏi Công ty phải có một quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng để có đầy đủ các thông tin về nhà cung ứng… từ đó tạo ra mối quan hệ tin tưởng ổn định với một số nhà cung ứng. Nguyên vật liệu không đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, số lượng sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra của Công ty thấp. Hiện nay Công ty chưa có được một hệ thống hồ sơ và danh mục các nhà cung ứng để tiện theo dõi các vấn đề về chất lượng nguyên vật liệu.
Quản lý đầu vào nguyên vật liệu: Hiện nay tại Công ty công tác kiểm tra nguyên vật liệu vẫn còn lỏng lẻo, công tác mua nguyên vật liệu vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ trong tất cả mọi khâu. Công ty cần quan tâm đúng mức đến khâu đảm bảo chất lượng đầu vào của nguyên vật liệu, nếu không sẽ gây khó khăn cho quá trình thi công, sản phẩm tạo ra không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.3.2.3. Các loại sai hỏng chính và tỷ trọng từng loại sai hỏng:
Tại Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT có rất nhiều khâu thi công trong quy trình sản xuất. Do các nguyên nhân khác nhau đặc biệt là nhân tố con người mà dẫn đến xuất hiện các lỗi sai hỏng gây ra những thiệt hại cho Công ty.
Mỗi loại sai hỏng đều có hiện tượng, nguyên nhân làm sai hỏng trong các khâu của quy trình sản xuất, hoặc là do con người, hoặc là do nguyên vật liệu… Để thấy được từng loại sai hỏng và tỷ trọng của chúng, ta xét các loại lỗi thường gặp trong hai năm 2009 - 2010. Từ đó xác định nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục. Sau đây là một số sai hỏng thường gặp:
Bảng 9: Một số sai hỏng thường gặp và nguyên nhân gây sai hỏng.
Ống PVC không đạt tiêu chuẩn
- Độ dày ống không đều. - Ống PVC cong vênh.
- Do khâu mua hàng không xem xét tiêu chuẩn, nhà cung ứng và nhà sản xuất.
- Do khâu bảo quản vật tư tại công trường: ống bị để ngoài nắng.
Hỏng dao cắt gọt Dao cắt gọt nhanh chóng bị nóng và nứt, gãy.
- Do chất lượng dao không tốt. - Do quá trình cắt gọt không đúng kỹ thuật.
Xước cáp điện Bề mặt ngoài của dây cáp không nhẵn. Do công nhân dải cáp không cẩn thận, để cáp kéo trượt trên nền.
Mối nối ống không chắc chắn hoặc thừa keo làm dính bụi bẩn
- Mối nối bị lỏng. - Cát bụi dính vào mối nối.
Do công nhân đánh dấu mối nối không chính xác gây ra việc bôi keo không đúng chỗ.
Tủ điện bị bong ra khỏi tường
Vữa xung quanh tủ điện bị bong, tủ điện lệch ra ngoài.
- Do khi xây bệ và chát quanh tủ điện sử dụng vật liệu không thích hợp.
- Do trình độ lắp đặt của công nhân.
Đường ống dẫn bị lệch Đường ống không đặt được vào vị trí.
- Do khi hàn, nối bị lệch. - Do cố định lệch.
Dây cáp mỏng không
đạt tiêu chuẩn Vỏ cáp mỏng
Do quá trình mua hàng không xem xét tiêu chuẩn, hãng sản xuất, nhà cung ứng.
(Nguồn: Từ tài liệu Phòng Kỹ thuật Công ty NDT)
Bảng 10: Các loại sai hỏng tiêu biểu năm 2009 -2010
STT DẠNG SAI HỎNG GẶP PHẢI SỐ DỰ ÁN SAI HỎNG
TỶ LỆ %
1 Ống PVC không đạt tiêu chuẩn 2 10,5
2 Hỏng dao cắt gọt 3 15,8
4 Mối nối ống không chắc chắn hoặc thừa keo làm dính bụi bẩn 2 10,5
5 Tủ điện bị bong 1 5,3
6 Đường ống dẫn bị lệch 3 15,8
7 Dây cáp mỏng không đạt tiêu chuẩn 4 21,05
Tổng 19 100
(Nguồn: Từ tài liệu phòng Kỹ thuật Công ty NDT)
Nhận xét: Như vậy quá trình thi công của Công ty thường xuất hiện 7 loại sai hỏng chủ yếu, đối với từng công trình, dự án thì số lượng các sai hỏng này khác nhau nhiều hay ít. Tất cả các dạng sai hỏng kể trên đều đã gặp trong quá trình thi công. Nguyên nhân của các sai hỏng này là do các yếu tố đã được phân tích ở phần trên:
Trong quá trình thi công, do Công ty chưa quan tâm đúng mức tới việc đào tạo, giáo dục nâng cao tay nghề cho đội công nhân nên dẫn đến nhiều sai sót, và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến số lượng sai hỏng nhiều hơn so với qui định của Công ty.
Trong quá trình bảo quản và quản lý đầu vào của nguyên vật liệu, Công ty vẫn còn tùy tiện giao trách nhiệm cho một số công nhân thiếu kinh nghiệm, kỷ luật còn lỏng lẻo.
Tóm lại: Công tác quản lý chất lượng thi công của Công ty còn một số những sai sót, tuy không nghiêm trọng nhưng cũng đã làm cho Công ty tốn khá nhiều thời gian và chi phí cho việc khắc phục. Để cải thiện tình hình, Công ty đã và đang nghiên cứu tìm ra các biện pháp để cải thiện công tác quản lý chất lượng. Các biện pháp này bao gồm các giải pháp về kỹ thuật, quản lý và đặc biệt là công tác giáo dục đào tạo tay nghề và sự hiểu biết của toàn bộ người lao động về tầm quan trọng của chất lượng và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển lâu dài của Công ty.