Những vấn đề còn tồn tại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT.doc (Trang 46 - 63)

Mặc dù, công ty đã có sự chuyển biến nhận thức về chất lượng sản phẩm, song cách tiếp cận nhận thức của cán bộ công nhân viên về hệ thống chất lượng vẫn chưa thực sự đầy đủ và chuyên nghiệp.

Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tuy đã được tăng cường, nhưng chưa phát huy hết những tính năng của phương pháp quản lý hiện nay. Bộ phận kiểm tra chất lượng chủ yếu là các cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, trong khi đó công nhân lao động trực tiếp chưa phát huy hết được ưu thế của mình, trình độ tay nghề và nghiệp vụ còn non kém.

Công tác quản lý đầu vào của nguyên vật liệu còn chưa được quan tâm nhiều, vẫn còn lỏng lẻo và thiếu khoa học ở một số khâu, dẫn đến chất lượng nguyên vật liệu kém.

Vấn đề quản lý chất lượng và biện pháp nâng cao chất lượng còn thiếu đồng bộ, mới chỉ tập trung vào việc nâng cao nhận thức của các phòng ban và công nhân, mà chưa có chính sách động viên, khuyến khích, hỗ trợ kịp thời để phát huy tính sáng tạo, cải tiến chất lượng của công nhân viên, đặc biệt là bộ phận lao động trực tiếp.

Vẫn chưa hoàn thiện được hệ thống quản lý chi phí chất lượng nên chưa thể đánh giá hết được hiệu quả cũng như thiệt hại của công tác quản lý chất lượng.

Công tác đào tạo chất lượng mới chỉ ở mức tương đối, chưa đạt được kết quả cao. Các công nhân mới chỉ dừng lại ở sự nhận thức, tiếp nhận và thực hiện chỉ thị từ cấp trên một cách máy móc mà chưa có sự sáng tạo để tìm ra các giải pháp trong mọi tình huống.

Như vậy, công tác quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT đã có nhiều điểm mạnh đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng chính sách, mục tiêu chất lượng đề ra, Công ty cần phải khắc phục một số tồn tại còn lại một cách hữu hiệu nhất.

Chương III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT

NDT

3.1. Giải pháp 1: Tăng cường công tác đào tạo nhận thức về chất lượng cho cán bộ và đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công nhân.

1. Cơ sở lý luận:

Con người là chủ thể của mọi quá trình kinh tế xã hội. Đào tạo và bồi duỡng cho nguời lao động là cơ sở để thực hiện chiến lược phát huy nhân tố con nguời.

Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Sản phẩm của Công ty là sản phẩm về kỹ thuật, chứa đựng nhiều chất xám, do vậy yếu tố con nguời chiếm phần lớn trong sự thành bại của dự án. Muốn nâng cao chất lượng thì việc cần thiết phải làm là nâng cao trình độ của lao động trực tiếp, kinh nghiệm cho các kỹ sư và nhận thức của nhân viên về vấn đề chất luợng. Việc đào tạo, bồi duỡng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên là công việc cần phải được tiến hành một cách liên tục, thường xuyên, và phải phù hợp với chiến luợc phát triển của Công ty.

2. Cơ sở thực tiễn:

Trong Công ty, các kỹ sư và cán bộ quản lý là lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng của dự án. Mặc dù họ đều có trình độ đại học và có nhiều kinh nghiệm, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi vấn đề kiến thức phải thường xuyên cập nhật một cách liên tục và đều đặn.

Lực lượng lao động hiện nay ở Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT phần lớn là những người trẻ tuổi, họ năng động, nhiệt tình, có sức sáng tạo song nghiệp vụ chưa cao, lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

Vì vậy Công ty cần phải đào tạo nâng cao nhận thức về chất lượng cho các cán bộ quản lý, các kỹ sư và nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động trực tiếp để có thể nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty trên thị trường.

3. Nội dung của giải pháp:

* Đối tượng đào tạo: Các cán bộ quản lý dự án, các kỹ sư thiết kế và chỉ đạo thi công, và đội ngũ công nhân lao động trực tiếp.

* Nội dung:

Đối với những cán bộ quản lý dự án, Công ty cần đào tạo kiến thức về quản lý chất lượng, các phương pháp quản lý chất lượng và sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng.

Đối với các kỹ sư, Công ty cần đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, cập nhật những phương pháp thiết kế mới, công nghệ mới..., đào tạo cách khắc phục và phòng

ngừa sai sót trong thi công. Ngoài ra cũng cần đào tạo thêm về kiến thức quản lý chất lượng.

Đối với công nhân lao động trực tiếp, ngoài việc nâng cao tay nghề, Công ty cần giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm và kỷ luật trong công việc.

Việc đào tạo phải phù hợp với chiến lược của Công ty. Công ty cần có một chiến lược kế hoạch hoá nguồn nhân lực trong 5 hoặc 10 năm nhằm mục tiêu thích ứng với cường độ cạnh tranh càng cao và nhu cầu tăng trưởng, phát triển của Công ty trong tương lai. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực sẽ giúp Công ty nắm bắt được trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của từng người, các tiềm năng cần khai thác để có thể nâng cao chất lượng.

* Hình thức thực hiện:

Quá trình đào tạo về kiến thức chất lượng sẽ được tiến hành định kỳ 6 tháng một lần trong thời hạn 2 ngày, còn các kỹ sư sẽ được học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để nâng cao nhận thức về chất lượng và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty có thể thực hiện các hình thức sau:

 Đào tạo tại chỗ các kỹ sư và cán bộ quản lý dự án, do một người có kinh nghiệm hay thuê chuyên gia đào tạo tại Công ty.

 Đối với công nhân các đội thi công và nhân viên mới, do thiếu kinh nghiệm nên Công ty trực tiếp cử người có trình độ kèm cặp họ, vừa học vừa làm và vận dụng ngay lý thuyết vừa học vào thực tế, hoặc tổ chức những lớp ngắn hạn về nghiệp vụ nhằm giúp họ dễ dàng hơn trong công việc.

 Đối với những nhân viên có trình độ cao, Công ty cử đi học các lớp tập huấn tại các trường đào tạo chất lượng, sau đó trở về truyền đạt lại các kiến thức đã học được cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.  Chi phí đào tạo cán bộ công nhân viên đều do Công ty trích từ quỹ ra

nhằm kích thích người lao động học tập tốt. Trong thời gian đi học, Công ty vẫn trả lương cho họ.

Với giải pháp trên, CBCNV trong Công ty sẽ được bồi dưỡng hoàn chỉnh về chất lượng. Nhận thức của cán bộ quản lý và các kỹ sư thiết kế, chỉ đạo thi công về chất lượng được nâng cao. Trình độ của công nhân sẽ tăng lên một cách rõ rệt làm cho quá trình thi công được tốt ngay từ đầu, hạn chế các sai sót do tay nghề yếu kém và thiếu kinh nghiệm, từ đó sẽ giảm được chi phí sửa chữa khắc phục hậu quả, nâng cao được hiệu quả, tính chính xác của công trình.

Mặt khác, khi trình độ của CBCNV được nâng cao thì họ có thể chuyên nghiệp hơn công việc của mình, như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí cho Công ty, do đó Công ty sẽ tận dụng tốt hơn và không làm lãng phí nguồn nhân lực.

Kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt cho thấy, doanh nghiệp nào có ban lãnh đạo chú trọng tới các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên thì công ty đó thành công trong kinh doanh. Việc định hướng và đào tạo này không những được thực hiện với mọi cấp lãnh đạo mà còn xuống tới từng nhân viên với những hình thức huấn luyện khác nhau.

5. Điều kiện thực hiện giải pháp:

Công ty Cổ phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT cần phải lập kế hoạch cụ thể trên cơ sở đánh giá, phân loại nguồn lực lao động, đồng thời chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho công tác đào tạo.

Thường xuyên kiểm tra và đánh giá chất lượng của công tác đào tạo.

Đòi hỏi phải có sự thường xuyên tham gia của mọi thành viên trong Công ty. Có nguồn kinh phí đào tạo cho các học viên đi học.

Thật công bằng và khách quan trong việc lựa chọn các học viên và công khai vì sao lại chọn.

Các học viên được cử đi học phải có tinh thần ham học hỏi, cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để sau khoá học có thể truyền đạt lại cho CBCNV toàn Công ty, đảm nhiệm công việc một cách tốt hơn và có trình độ chuyên môn cao hơn.

3.2. Giải pháp 2: Thực hiện chính sách đãi ngộ, khuyến khích vật chất, tinh thần công nhân viên.

Trong việc kích thích tạo động lực làm việc và phấn đấu cho người lao động, vấn đề về khuyến khích vật chất, tinh thần đóng một vai trò rất quan trọng. Nó có ý nghĩa to lớn và quyết định đến hiệu quản sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhân viên khi làm việc chăm chỉ và có thành tích, tất nhiên sẽ muốn được công nhận và khen thưởng. Bởi khi người lao động làm việc có chất lượng, có trách nhiệm mà không được thưởng, trong khi người lười làm việc không tốt lại được thưởng, hoặc người có công, có thành tích cũng như người không có thành tích đều được thưởng như nhau… sẽ làm nản lòng người lao động, dẫn đến làm việc không có trách nhiệm, không có ý chí phấn đấu.

2. Cơ sở thực tiễn:

Hiện nay tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT đã có chính sách đãi ngộ và khen thưởng cho cán bộ công nhân viên, nhưng mới chỉ là hình thức xét lương thưởng cuối năm, chưa có chính sách động viên, khuyến khích kịp thời và trực tiếp cho những sáng kiến và thành tích trong công việc.

3. Nội dung giải pháp:

Công ty cần đề ra các biện pháp thưởng, phạt về vật chất rõ ràng, phân minh. Để khoản tiền thưởng kích thích người lao động tuân thủ đúng các yêu cầu đã đặt ra của hệ thống, Công ty nên xem xét lại hệ số thưởng, phạt dựa vào mức độ quan trọng của từng bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng cũng như trách nhiệm của mỗi cấp trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

Nội dung tiêu chuẩn bình bầu như sau:  Tiêu chuẩn A, B, C theo tháng:

 Loại A:

• Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

• Đảm bảo đủ ngày công trong tháng (nếu nghỉ ốm, nghỉ không lương 1 ngày đều bị xuống loại). Riêng nghỉ phép 2 ngày trong tháng vẫn đạt loại A.

• Chấp hành tốt mọi nội qui, qui chế của công ty, không vi phạm khuyết điểm.

• Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

• Nghỉ 1 hoặc 2 ngày có lý do.

• Vi phạm một khuyết điểm.

• Những ngày nghỉ phải có lý do chính đáng, phải có đơn xin nghỉ và báo trước một hôm để công ty bố trí người khác thay.

 Loại C:

• Vi phạm từ 2 khuyết điểm trở lên.

• Nghỉ 1 ngày không có lý do trở lên.  Tiêu chuẩn bình bầu lao động tiên tiến:

 Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

 Đạt tiêu chuẩn bình bầu loại A đủ 6 tháng/ năm.  Không vi phạm bất kỳ khuyết điểm nào.

 Năng động, sáng tạo trong công việc.  Được mọi người suy tôn, bình chọn.  Tiêu chuẩn lao động xuất sắc:

 Đạt tiêu chuẩn lao động tiên tiến.

 Có nhiều đóng góp cho mọi hoạt động phong trào.  Luôn đạt được những thành tích vượt trội.

 Thực sự gương mẫu được mọi người trong Công ty ghi nhận.  Được mọi người suy tôn, bình chọn.

Khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động là một nguyên tắc hết sức quan trọng nhằm thu hút và tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động trong quá trình làm việc trong thực tiễn. Không nên quá coi trọng một phía khuyến khích vật chất hoặc tinh thần mà phải kết hợp chặt chẽ giữa hai loại khuyến khích này, kết hợp chặt chẽ giữa thưởng, phạt nghiêm minh thì động lực tạo ra mới mạnh mẽ và đạt hiệu quả.

Một trong các biện pháp để thúc đẩy chất lượng đi lên là cải tiến chất lượng. Trong điều kiện hiện nay, cải tiến là một phương pháp quan trọng để nâng cao năng suất lao động. Công ty cần có các chế độ khen thưởng đối với các sáng kiến, phát

minh nhằm thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, cải tiến và hợp lý hoá sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Công ty.

Công ty cũng cần đề ra các mức thưởng đối với các sáng kiến. Thực hiện tốt điều này, sẽ khuyến khích mọi người làm việc đúng trách nhiệm đã được quy định trong các thủ tục cũng như tuân thủ các yêu cầu đã được phê chuẩn trong hệ thống và phát huy tính sáng tạo, cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng trong Công ty.

Thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho cán bộ công nhân viên. Đề bạt những nhân viên, cán bộ có tài năng.

4. Hiệu quả của giải pháp:

Đây là biện pháp có tính hiệu quả, không chỉ động viên kịp thời những bộ phận, cá nhân làm tốt chất lượng theo yêu cầu đã qui định của hệ thống chất lượng, phát huy tính sáng tạo và khả năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân người lao động mà còn ngăn chặn ngay các hành động cố ý hay sơ suất vi phạm các yêu cầu.

Khuyến khích việc thiết lập ý thức tự giác về thực hiện, áp dụng, duy trì và chuyển đổi mở rộng hệ thống quản trị chất lượng đã xây dựng.

Công nhân viên có trách nhiệm, yêu thích công việc mình làm hơn, cố gắng hết sức mình vì sự nghiệp của Công ty.

Tạo môi trường văn hóa thi đua tăng thành tích, nâng cao chất lượng trong toàn Công ty.

Tạo lập tinh thần đoàn kết cùng phấn đấu vì mục tiêu chung trong nội bộ công nhân viên.

5. Điều kiện thực hiện giải pháp:

Công ty cần thiết lập quỹ khen thưởng mới thay cho quỹ khen thưởng cũ. Tính toán chi phí khen thưởng.

Theo dõi sát sao tiến bộ của công nhân viên và động viên, khen thưởng kịp thời, xứng đáng.

3.3. Giải pháp 3: Kiểm soát và quản lý chặt chẽ đầu vào của nguyên vật liệu.

Đối với bất kỳ một công ty nào, việc quản lý nguyên vật liệu là một công việc rất quan trọng để đảm bảo chất lượng, vì chúng là yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình tạo nên sản phẩm. Nếu nguyên vật liệu có chất lượng kém, thì chất lượng sản phẩm, công trình không bao giờ có thể tốt được và gây ra lãng phí rất lớn về thời gian, tiền bạc, uy tín.

2. Cơ sở thực tiễn:

Nguyên vật liệu đầu vào trong quá trình thi công của Công ty có nhiều và chúng rất quan trọng. Hiện nay khi mua nguyên vật liệu, Công ty vẫn còn chưa chú ý kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và kỹ thuật. Đối với loại nguyên vật liệu giá trị không lớn lắm, Công ty vẫn giao việc mua hàng cho những công nhân thiếu kinh nghiệm, và vì thế dễ bị mua phải hàng kém chất lượng và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật.

3. Nội dung giải pháp:

Công ty cần kiểm soát tốt các qui trình khảo sát, đánh giá và quyết định việc mua nguyên vật liệu để thi công. Cập nhật quản lý, nắm vững tình hình đáp ứng vật tư thiết bị cho công trình.

Cần chú ý khi mua những mặt hàng có nguồn gốc từ nước ngoài và những mặt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Kỹ Thuật NDT.doc (Trang 46 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w