Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên.pdf (Trang 33 - 35)

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN

2.1.1.2. Lịch sử hình thành

Tiền thân của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên là nhà máy bút Kim Anh đƣợc thành lập từ năm 1976 và chính thức đƣợc đƣa vào sản xuất ngày 19/12/1978. Đến năm 1982 nhà máy bút Kim Anh đƣợc quyết định sát nhập với nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà. Cũng bắt đầu từ đó tới năm 1987 nhà máy hoạt động không còn hiệu quả nhƣ trƣớc và liên tục thua lỗ. Ngày 01/10/1987 Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định thành lập nhà máy giầy Phúc Yên trên cơ sở toàn bộ nhà xƣởng của nhà máy bút Kim Anh – Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà cũ theo quyết đinh số 42/TCCB – CNN của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp nhẹ.

Tháng 6/1988 nhà máy Giầy chính thức đi vào sản xuất mà sản phẩm chính của nhà máy là mũ giầy các loại (Giầy vải, giầy da, giầy thể thao…). Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất một số mặt hàng khác nhƣ găng tay da, găng tay bảo hộ lao động … chủ yếu xuất khẩu sang các nƣớc Đông Âu. Song thời gian đó không đƣợc dài, cho đến năm 1991 khi hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở các nƣớc Đông Âu sụp đổ thì nhà máy lại mất đi thị trƣờng xuất khẩu chính. Lúc này nhà máy Giầy Phúc Yên thực sự rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn vốn đầu tƣ để phục vụ sản xuất hầu

nhƣ không có, điều đó đã dẫn đến sự tan vỡ của toàn bộ hệ thống quản lý và lao động có nghề nghiệp. Để giải quyết tình hình khó khăn đó, Bộ Công nghiệp nhẹ thống nhất đồng ý cho Tổng công ty Da Giầy Việt Nam kí kết hợp đồng hợp tác với Công ty Đông Trị Đài Loan. Trên cơ sở công ty Đông Trị cùng với nhà máy hợp tác, sản phẩm chính lúc này là giầy thể thao với phƣơng thức hợp tác là phía Công ty Đông Trị đƣa thiết bị, chuyên gia, nguyên vật liệu và đơn đặt hàng, phía nhà máy giầy Phúc Yên đóng góp nhà xƣởng , điện nƣớc, cơ sở hạ tầng và lao động.

Tháng 1/1995 nhà máy đã xuất xƣởng lô hàng đầu tiên đi Châu Âu và đã đạt kết quả rất cao. đến năm 1995 có thể nói rằng nhà máy đã bƣớc sang một giai đoạn mới, giai đoạn của sự phát triển.

Năm 2005 thực hiện chủ trƣơng đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ, theo quyết định số 152/2004/QĐ-BCN ngày 02/12/2004 của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp, nhà máy Giầy Phúc Yên tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN và thực hiện hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 2500239696 từ ngày 24/08/2005. Với số vốn điều lệ là 5.000.000.000VNĐ.

Công ty là một doanh nghiệp có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, thực hiện trách nhiệm đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc đầy đủ.

Trải qua bao khó khăn, công ty đã tìm cho mình một hƣớng đI đúng đắn để đứng vững và phát triển.

Hiện nay công ty có 6 dây chuyền sản xuất giầy thể thao xuất khẩu cùng với 2500 cán bộ và công nhân viên nhà máy và sản lƣợng mỗi năm đạt đƣợc 2.500.000 đôi; Thu nhập bình quân của ngƣời lao động là 1.900.000 đồng/tháng.

*Danh sách các cổ đông sáng lập: 1.Ông Trần Quang Vinh: 51% CP

3.Ông Lê Đình Dũng: 9% CP 4. Ông Nguyễn Chí Toàn: 6% CP 5.Bà Nguyễn Thị Hải Yến: 3% CP

Ngƣời đại pháp lý cho công ty là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc ông Trần Quang Vinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên.pdf (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)