- Nghị định số 16/2005/NĐCP của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
3.3.2 Nhu cầu thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh
Hiện tại Kiến An có hơn 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung vào các ngành nghề có thế mạnh như: sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, ô tô tải hạng nhẹ, hạng trung, cơ khí nông nghiệp, cơ khí tiêu dùng, trang trí nội thất, xe đạp, chế biến thực phẩm, may mặc, dệt kim và ngành mộc dân dụng với làng nghề truyền thống Kha Lâm. Một số sản phẩm đã xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực và thế giới. Kiến An còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực có trí thức, tay nghề gồm hệ thống 10 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Dạy nghề như: Sư phạm, Kinh tế, Ngân hàng, Giao thông, Xây dựng, Thuỷ sản, Cơ khí...
Theo số liệu thống kê từ đợt điều tra thị trường 4 quận Kiến An, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân mà công ty TNHH Tư vấn quản lý và đào tạo Lê Mạnh thực hiện cho Công ty Chấn Phong có hơn 260 khách hàng các xưởng cơ khí, đồ gỗ mỹ nghệ nội thất, nhôm kính có nhu cầu thường xuyên các sản phẩm đá mài, đá cắt, giấy ráp, keo 502 … mà Chấn Phong cung cấp. Dựa vào bảng theo dõi thông tin tiêu thụ trong 1 tháng của 1 số khách hàng thường xuyên của Công ty Chấn Phong, các cơ sở và xưởng khách hàng ngành gỗ có mức tiêu thụ trung bình vào khoảng 4 triệu đồng tiền hàng/tháng, mức tiêu thụ lớn vào khoảng 15 triệu đồng tiền hàng/ tháng; khách hàng ngành cơ khí có mức tiêu thụ trung bình khoảng 5 triệu đồng tiền hàng/ tháng, mức tiêu thụ lớn vào khoảng 12 triệu đồng tiền hàng/ tháng.
Hiện nay tại Kiến An, số lượng các cơ sở cung cấp các mặt hàng như Chấn Phong còn ít và nhỏ hơn Chấn Phong rất nhiều. Thường khách hàng quận Kiến An sang tận Chợ Sắt hoặc ngã tư An Dương để mua hàng về sử dụng. 1 số các cơ sở mua hàng theo các mối hàng chuyển tự địa phương khác đến và 1 số khá lớn các cơ sở mua ngay ở Kiến An tại các cửa hàng nhỏ chấp nhận mức giá cao hơn khi sang Hải Phòng mua.