Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm trên thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Hạ Long.pdf (Trang 72 - 75)

Một hạn chế lớn kìm hãm việc mở rộng và hoàn thiện mạng tiêu thụ ở Công ty Cổ phần bia và Nước giải khát Hạ Long là mạng kênh phân phối chưa có điểm phân phối hợp lý đảm bảo cho sản phẩm sẵn sàng ở thời gian và địa điểm trong kênh.

Sản phẩm bia hơi là sản phẩm khó bảo quản nên chất lượng tới tay người tiêu dùng rất được quan tâm. Mục tiêu phân phối hiện tại trong Công ty là các nhà bán lẻ đáp ứng nhu cầu của bất kỳ ai trên thị trường Quảng Ninh và các vùng lân cận muốn uống bia Hạ Long. Công ty hiện đang sử dụng hình thức phân phối tối đa là ba cấp với việc giao hàng tại xưởng sản xuất, chỉ có nhà lạnh bảo quản bia tại xưởng, chưa có thiết bị bảo quản bia khi vận chuyển xa và chủ yếu dựa vào ưu điểm của các bom bia nhỏ để khách hàng tự vận chuyển đến các điểm bán (hạn chế được sự giảm sút về chất lượng bia). Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân được cải thiện một cách tương đối, cầu về bia nhờ đó cũng tăng lên do vậy địa điểm giao hàng tại Hạ Long sẽ bị quá tải vào mùa nóng. Những người ở xa thì rất ngại và có khi là không thể nhận làm đại lý của Công ty. Có một thực tế là các điểm bán bia Hạ Long chưa có mấy các vùng hẻo lánh, trong nội thành thì phân bố không đồng đều, tập trung nhiều nhất ở Bãi Cháy. Để cải thiện những tồn tại về không gian phân bố đại lý các nhà quản trị kênh phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường để phân tích đưa ra hướng và kế hoạch phát triển kênh hợp lý. Muốn tăng điểm phân phối bia cho các đại lý, Công ty có thể tự mình đứng ra mở trạm bia tại những nơi xa phân xưởng sản xuất hoặc liên kết với tư nhân, chấp nhận cho họ trở thành những nhà bán buôn. Với thay đổi như vậy mục tiêu phân phối hiện tại của Công ty vẫn phù hợp với sự phát triển của bản thân Công ty và thị trường. Với mục tiêu phân phối này, Công ty sẽ mở rộng kênh phân phối bằng cách chấp nhận những trung gian lớn hơn mà không chỉ hạn chế ở những người

bán lẻ. Nhưng chỉ có những người bán lẻ và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm mới có quyền cung cấp bia tới những người tiêu dùng.

Kiểu kênh phân phối Công ty lựa chọn tối đa sẽ là 4 cấp. Kiến nghị sơ đồ hệ thống kênh phân phối sản phẩm

Kiểu hiện nay:

( nguồn: được lấy tại phòng kế hoạch của công ty)

Cần thay đổi:

Với hệ thống kênh phân phối loại này các nhà quản trị vẫn đảm bảo được mục đích quản trị và thiết lập kênh phân phối là làm sao cho người tiêu dùng cuối cùng tiếp cận được với sản phẩm ở mức độ sát nhất có thể. Bởi các điểm phân phối

Xí nghiệp dịch vụ

Cửa hàng giới thiệu sản phẩm

Người tiêu dùng cuối cùng Bán lẻ Bán lẻ Bán buôn Xí nghiệp dịch vụ Người tiêu dùng Đại lý Bán buôn, bán lẻ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm

Nếu liên kết với tư nhân thì Công ty và nhà bán coi như là một (nhà sản xuất nhà bán buôn)  người bán lẻ người tiêu dùng) . Mỗi tư nhân được Công ty chấp nhận làm đối tác không những được lựa chọn kỹ càng, đúng điều kiện, có các ràng buộc cam kết chặt chẽ, rõ ràng mà còn một điều quan trọng là giữa Công ty và tư nhân có sự liên kết về vốn. Công ty góp lượng vốn đủ lớn để có quyền điều hành, kiểm tra, kiểm soát và ràng buộc được các điểm phân phối mới.

Ở thị xã lớn thuộc các tỉnh công ty nên phát triển đại lý cấp I và ở tất cả các trung tâm huyện , thị trấn là cửa hàng do các hộ gia đình làm chủ.

Tại các điểm bán buôn của Công ty nhất thiết phải mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Như vậy sẽ không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh đồng thời sẽ là nơi để khách hàng kiểm tra đối chiếu chất lượng sản phẩm và để Công ty thu nhập thông tin phản hồi từ khách hàng. Mỗi quận huyện cần mở ít nhất 3 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cửa hàng này phải được trang bị thiết bị bảo quản hiện đại.

Tăng các điểm bán và mở rộng kênh phân phối theo kế hoạch, Công ty phải tổ chức bán tại những khu vực có cầu về bia mà chưa được đáp ứng, với một số đại lý trọng điểm bên cạnh việc mở các cửa hàng giới thiệu sản phầm.

Để chuẩn bị cho việc mở rộng kênh, Công ty cần phải tổ chức nghiên cứu thị trường tìm ra cầu về bia Hạ Long, đoạn thị trường trống, các đối thủ cạnh tranh của Công ty (kể cả bia Cẩm Phả và các hãng bia địa phương), giá cả các loại bia và công cụ cạnh tranh chủ yếu.

Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối không chỉ bằng việc tăng lượng thành viên kênh mà còn phải thường xuyên động viên, khuyến khích các thành viên kênh. Biện pháp tốt nhất ở đây là Công ty phải hiểu biết và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các thành viên kênh, có các chính sách ưu đãi hợp lý. Luôn tạo cho họ có ý nghĩ rằng sản phẩm của Công ty là một sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng và luôn chiếm được cảm tình của người tiêu dùng cuối cùng.

Các đại lý, các thành viên kênh phải được động viên liên tục. Công ty nên sử dụng các hình thức khuyến khích bán như các chế độ khen thưởng theo khối lượng tiêu thụ.

Bên cạnh đó cần phải có sự trợ giúp về vốn bằng cách chấp nhận thanh toán chậm trong điều kiện cho phép. Hiện nay khách mua hàng của Công ty đều phải thanh toán ngay. Như vậy đối với các hộ gia đình có sẵn tiềm năng về cửa hàng, về nhân lực, có khả năng tiêu thụ mà không có nhiều vốn thì cũng là một khó khăn cho khách hàng và nhiều khi Công ty cũng rất dễ bỏ lỡ cơ hội. Công ty nên tạo thuận lợi cho những khách hàng có thể tiêu thụ nhiều song chưa thể thanh toán. Hình thức thanh toán của Công ty có thể được cải biến linh hoạt hơn để ngày càng có nhiều khách hàng hơn và những ưu việt này của Công ty sẽ được ghi nhận, được thông tin rộng rãi.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ Phần Bia và Nước Giải Khát Hạ Long.pdf (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)