Thông tin truyền thông

Một phần của tài liệu Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (Trang 42 - 43)

4. BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DTTS

7.2.4Thông tin truyền thông

Cần chú ý đến việc sử dụng tiếng nói của những thể chế bản địa và những người có uy tín tại địa phương. Thực tế là các dân tộc thiểu sốđều có những thể chế bản địa riêng ngoài hệ thống quản lý hành chính của nhà nước như trưởng ấp, đại diện HPN, HND, Đoàn Thanh Niên. Ví dụ các dân tộc Ede có già làng là người được dân kính trọng. Việc xác định và tận dụng những thiết chế này không những tiết kiệm nguồn nhân lực mà còn có tăng tính hiệu quả của các chương trình và chính sách lên nhiều lần. Ví dụ: Ở hai ấp người Chăm được khảo sát tại An Giang theo đạo Islam có Ban Giáo Cả (BGC) là trung tâm của công đồng. BGC gồm 7 thành viên do dân tín nhiệm bầu lên và đóng nhiều vai trò cùng một lúc: quản lý những hoạt động ở thánh đường; điều phối mọi nguồn thông tin giữa cộng đồng Chăm và xã hội bên ngoài; và quan trọng hơn cả là giải quyết những xung đột tại ấp. Do có sự tín nhiệm của người dân, BGC cũng là nơi giải quyết nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của tòa án. Vai trò của địa điểm giảng đạo Tin Lành ởĐăk Nông trong đời sống văn hóa và tinh thần của người M’nông như đã nói ở trên cũng cần được quan tâm hơn nữa.

Các chính sách nên tập trung vào phát huy vốn văn hóa của địa phương như ngôn ngữ, văn hóa bản địa. Theo nguyên tắc này, các chương trình thông tin truyền thông, dạy chữ, hay đào

tạo nghề nghiệp cần sử dụng cả tiếng Việt và tiếng bản địa. Nguồn nhân lực tham gia vào các chương trình này cũng cần phải có khảnăng giao tiếp tương đối về tiếng bản địa để có thể tiếp cận đối tượng hưởng lợi của những chương trình này một cách hiệu quảhơn.

Để công tác truyền thông có hiệu quảhơn, cần tăng cường nhạy cảm giới của các nhà hoạch định chính sách thông qua việc lồng ghép giới vào chương trình giảng dạy của các định chế đào tạo chính trị then chốt như Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Hơn nữa, cần có sựthay đổi trong nhận thức của cán bộ vềngười dtts. Hiện tại, định kiến dtts vẫn còn rất nặng nề (Pairaudeau 1998; xem Phân tích xã hội quốc gia NHTG 2009). Điều này có nghĩa, cần có các chương trình nhằm trang bị kiến thức về văn hóa địa phương, văn hóa dân tộc và bình đẳng giới cho các cán bộ làm công tác dân tộc hiện tại, và cho những cán bộ hoạch định chính sách nói chung.

Một phần của tài liệu Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (Trang 42 - 43)