“Tiếng nói” là “tiếng Việt”

Một phần của tài liệu Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (Trang 31 - 34)

4. BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DTTS

6.2“Tiếng nói” là “tiếng Việt”

Có nhiều lý do để kết luận rằng trên một phương diện nào đó, tiếng nói và vị thế của người phụ nữ dtts dường như phụ thuộc vào khả năng biết tiếng Việt. Mù chữ hay khả năng giao bằng tiếng Việt hạn chếlà khó khăn được nhắc tới nhiều nhất của phụ nữcác nhóm dtts, đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi 25-40 đã có gia đình. Thực tế này có thể xuất phát từ những khó khăn về kinh tế trong gia đình, quan niệm con gái không cần đi học, hay những khó khăn về cơ sở vật chất khác. Dù cho lý do là gì thì hạn chế về khảnăng sử dụng tiếng Việt cũng ảnh hưởng đến tiếng nói của họ cả trong gia đình và ngoài xã hội. Trong khi các dự án phát triển

đều nhấn mạnh tầm quan trọng của “sự tham gia” của người nghèo và phụ nữ, việc phụ nữ không thạo tiếng Việt ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng tham gia của họ vào các buổi họp thôn xóm và nhiều hoạt động xã hội khác. Tỉ lệ mù chữở các dtts, nhất là nhóm phụ nữđã có gia đình, là một vấn đềđược thừa nhận trong hầu hết các báo cáo về dtts (VOP 1999; UNDP 2002; Hoàng Xuân Thành và cs 2008; Humphreys và Vũ Thu Hiền 2008: 37). Ở Tây Nguyên, mù chữ và khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt kém chính là lý do cản trở sự tham gia của phụ nữ. Báo cáo dự án của Oxfam ởĐăk Nông cũng kết luận ngôn ngữ là rào cản lớn nhất đối với cả phụ nữ bản địa lẫn nhập cư (người Hmong và Dao) trong việc trình bày những khó khăn. Mặc dù phụ nữ Mnong là dân tộc bản địa có nhiều lợi thế so với phụ nữ dân tộc nhập cư vì có thể tiếp cận tốt hơn với chính quyền địa phương và các dịch vụ khác do chính sách của nhà nước ưu tiên đại diện của người bản địa, sự tham gia của phụ nữ của tất cả các nhóm dân tộc trong các cuộc họp thôn/bản ít hơn so với nam giới cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyên nhân của tình trạng này là do phụ nữ phải làm nhiều việc, do quan niệm truyền thống là phụ nữ thiếu hiểu biết, nhưng quan trọng nhất là do sự thiếu tự tin của chính họ vào khả năng và ngôn ngữ của mình (OHK 2010, tài liệu dự án). Sự mặc cảm về dân trí, và phần nào đó nữa là cả mặc cảm dân tộc cũng là một trong những trở ngại ngăn cản sự tham gia của phụ nữ. Một chị phụ nữ M'nông chia sẻ cái “ngại” của mình:

Tôi rất ngại phát biểu vì tiếng Kinh tôi nói không sõi. Với lại tôi có biết gì nhiều đâu mà nói. Nếu chồng tôi đi họp thì ông ấy nói, tôi đi chỉ nghe thôi”. Chị cũng không hiểu biết nhiều vềcác chương trình/dựán đã được thực hiện ở thôn. Việc cần có tiếng nói của cả nam và nữ trong các cuộc họp thôn là điều rất quan trọng vì nam và nữ có thể có nhu cầu phát triển khác nhau (Mai Thanh Sơn và Nguyễn Trung Dũng 2007).

Lợi ích nhiều mặt của sự tham gia

Những cuộc họp dựán giúp tăng quyền cho phụ nữ bằng cách “lôi kéo họ ra khỏi nhà.” Phụ nữtăng sự có mặt của mình trong cộng đồng, nâng cao tiếng nói và khẳng định mình như những thành viên tích cực. Theo truyền thống, đàn ông đại diện hộ gia đình trong tất cả những vấn đề xã hội và diễn đàn công cộng, và phụ nữ từ lâu ít tiếp cận với thông tin và ít tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Bây giờ phụ nữ thường xuyên tham dự cuộc họp của hội phụ nữ để thu nhận những thông tin mang tính thời sự ở địa phương cũng như để củng cố kỹ năng sinh kế. Mặc dù đàn ông vẫn tiếp tục làm chủ những buổi họp, phụ nữđã bắt đầu tham gia các cuộc họp. Quan trọng hơn, họ ngày càng nhận ra giá trị của sựtham gia đểcó được hiểu biết và để nói tiếng nói của mình.

Cuối cùng, những cuộc họp cũng giúp tăng cường hạnh phúc của phụ nữ qua việc tạo thời gian nghỉngơi và giao tiếp xã hội, những việc mà trước đây phụ nữ rất ít khi có điều kiện thực hiện. Không giống đàn ông được uống rượu và tụ tập một cách thoải mái, phụ nữ không bao giờ có cơ hội để đơn giản là gặp gỡ nhau. Phụ nữ nói rằng họ rất thích tham gia các cuộc họp bởi vì chỉ có phụ nữ với nhau họ thấy thoải mái hơn. Phụ nữ thích họp vì họ có thểcười và học cùng một lúc. Có thể đây là một lợi ích gián tiếp, nhưng nó có một tác động tích cực cuộc sống tình cảm của họ và giúp họ cảm thấy hạnh phúc (Đài Phạm 1999: 17, báo cáo đánh giá dự án thổ cẩm dân tộc Tà Phìn của Chương Trình Phát Triển Miền Núi Việt Nam – Thụy Điển, Nguyễn Thị Thanh Tâm 2006).

Tỷ lệ bỏ học cao ở trẻ em dtts cũng chính là lý do tạo nên tỷ lệ mù chữ cao ởngười dtts nói chung và phụ nữ dtts nói riêng. Việc phụ nữ dtts không biết chữ không những ảnh hưởng đến nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược của họ mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của gia đình, sức khỏe của con cái và thế hệtương lai. Ởhai thôn được khảo sát ở huyện Ia Dom, tỷ lệ phụ nữ mù chữ cao ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ bỏ học cao của các con. Điều tra ở Gia Lai cho thấy có tới 11 trường hợp trong tổng số 100 người được hỏi coi chuyện con cái bỏ học như một quyền của riêng chúng. Đây là nguy cơ khiến những nhóm dân tộc này bị tụt

hậu so với xã hội nói chung. Ngoài ra, ở cả hai tỉnh khảo sát, số phụ nữ dtts trong những vị trí lãnh đạo ở cấp xã, huyện và tỉnh là rất thấp so với tỷ lệ dân số. Điều này cũng có nghĩa thiếu cơ chế chuyển tải những mong muốn của phụ nữ lên các cấp lãnh đạo cũng như hạn chế mức độ tiếp cận của phụ nữđối với những cơ hội dành riêng cho phụ nữ.

Hình 2: Những yếu tốđóng góp cho tiếng nói thấp kém của phụ nữ dtts

Hình 3: Mối liên hệ giữa sự tham gia và tiếng nói của nam giới trong xã hội

Bất chấp lý do của tỷ lệ mù chữ cao là gì thì rào cản ngôn ngữ này vẫn là phương tiện hữu hiệu trong việc ngăn cản phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội. Trong khi nhiều nghiên cứu cho rằng phụ nữ dtts ít tham gia họp vì họ “tự ti,” sự “tự ti” này là hậu quả của những chuỗi những khó khăn và hạn chế trong cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ dtts. Sự vắng mặt thường xuyên trong các hoạt động xã hội khiến người phụ nữ ngại va chạm. Phụ nữ dtts

không những ngại tham dựở cộng đồng mà còn ngại tìm đến những dịch cơ bản như đi khám thai định kỳ và sinh con ở bệnh viện.Cái vòng luẩn quẩn này lại càng cùng cố lòng tin của xã hội rằng “đàn ông biết nhiều hơn đàn bà.” Ngay cả đối với người Mnong là cộng đồng mẫu hệ, quyền lực đối với đất đai và tài sản gia đình không giúp phụ nữ khẳng định mình do tiếng nói yếu ớt của họ so với nam giới là đối tượng có nhiều kiến thức và kỹnăng xã hội hơn do khả năng giao tiếp xã hội rộng mởhơn. Mặc dù có ảnh hưởng nhất định trong gia đình, tiếng nói của những người phụ nữ bản địa vẫn không vượt ra ngoài ngưỡng cửa gia đình họ vì các vị trí lãnh đạo trong cộng đồng đều do nam giới đảm trách. Hội phụ nữở những khu vực này không thực sựphát huy được vai trò là đại diện cho quyền lợi phụ nữ (OHK 2010, tài liệu dự án). Một nghiên cứu ở ChợĐồn, Bắc Kạn cho thấy phụ nữ chỉ lui tới chợ xã, đi khám bệnh ở Huyện, và rất ít khi tham gia họp thôn trong khi thì nam giới còn lui tới bản khác để uống rượu, đi chợ xa nhà mua bán bò và họp thôn thường xuyên hơn. Đàn ông cũng là người đi chợ thay vợ. Điều này có thể một phần do nam giới ở các thôn/bản nói tiếng phổ thông tốt hơn phụ nữ. Nhưng cũng một phần do tính chất của vai trò giới ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội. Những yếu tố cản trở sự tham gia và tiếng nói của phụ nữđối lập với những thuận lợi và tiếng nói được tôn trọng hơn của đàn ông như hình sau thể hiện.

Một phần của tài liệu Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (Trang 31 - 34)