Nhu cầu chiến lược

Một phần của tài liệu Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (Trang 41 - 42)

4. BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DTTS

7.2.2 Nhu cầu chiến lược

Rà soát lại những chính sách hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ để đánh giá xem các luật pháp và chính sách đã quan tâm đến nhu cầu của người phụ nữdtts chưa. Cần đưa luật BĐG vào cuộc sống. Hiện tại luật BĐG mới được quan tâm ở mức độ phổ biến xuống các địa phương. Thậm chí ở nhiều địa phương như Gia Lai, chính sách này mới dừng lại ở cấp tỉnh. Huyện Đức Cơ chỉđược nghe nói đến Luật Bình Đẳng Giới khi có công văn từ UBDT về đoàn nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề bình đẳng giới trong các nhóm dtts chưa được quan tâm là điều dễ hiểu. Các chính sách cải thiện bình đẳng giới cần được xem xét trong những khó khăn chung của đồng bào dtts như vấn đềđường xá, cơ sở hạ tầng, tiếp cận đất đai, nguồn vốn như đã nêu trong Phân tích xã hội quốc gia của NHTG năm 2009.

Đểtăng cường tiếng nói của phụ nữ dtts trong các chính sách và thiết kế các chương trình phát triển, cần tăng cường đại diện cán bộ dtts là nữ trong các cấp Đảng và chính quyền. Cần

khuyến khích việc tăng cường đại điện phụ nữ dtts trong các cơ quan được thành lập nhằm tăng cường bình đẳng giới hiện nay. Ví dụ, chương trình quốc gia về giới như UBQGVSTB của phụ nữđược thành lập năm 1993 nhằm nâng cao vị thế của người phụ nữ và vai trò của họ trong công cuộc dựng xây đất nước và HPN là cơ quan điều phối hết các hoạt động của phụ nữ cần có những bước đi cụ thểđểtăng cường đại diện phụ nữ dtts và các hoạt động dành cho phụ nữ dtts.

Một phần của tài liệu Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)