Theo quan sát tổng quát về chính sách cổ tức ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Châu Âu, Nhật Bản…cũng nhưđiểm chung trong các bài nghiên cứu như
Quan điểm của Lintner, Lý thuyết phát tín hiệu , Chính sách cổ tức thụ động của Divid M. Smith, Lý thuyết Chi phí đại diện và dòng tiền tự do của Tarun Mukherjee, chúng tôi rút ra được kết luận là, các công ty thường duy trì chính sách cổ tức ổn định cụ thể như sau:
Đối với các công ty đang có triển vọng tăng trưởng, tất yếu công ty cần vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tư, đó là lý do tại sao lợi nhuận giữ lại được đánh giá cao trong giai đoạn này. Tuy nhiên không có nghĩa là chính sách cổ tức thụđộng được nhà đầu tư ủng hộ hoàn toàn và cổ đông chấp nhận hy sinh hoàn toàn cổ tức của mình. Khi ấy chúng ta có chính sách cổ tức thụđộng không hoàn hảo kết hợp với lý
thuyết phát tín hiệu và giảm chi phí đại diện. Cổ đông chấp nhận việc công ty giữ
lại lợi nhuận phục vụ cho quá trình tăng trưởng, nhưng niềm tin của cổ đông chưa thật cao vào hiệu quảđầu tư của công ty, cho nên trong quá trình tăng trưởng, doanh nghiệp không nên cắt giảm hoặc giữ nguyên cổ tức không đổi mà nên chia sẻ thành quả đạt được tượng trưng qua việc gia tăng cổ tức một ít như một tín hiệu tốt lành
đến với cổđông, thay vào phần gia tăng cổ tức đó công ty có thể vay thêm nợ cũng
để góp phần giảm chi phí đại diện, nhưng lưu ý việc gia tăng cổ tức chỉ trong giới hạn không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của công ty, vì nếu gia tăng quá nhiều, cổđông lại đánh giá công ty đã không còn cơ hội tăng trưởng.
Đối với các công ty không còn cơ hội tăng trưởng, dĩ nhiên cổđông sẽ mong muốn được chi trả cao để giải quyết số tiền thừa thãi trong công ty, giảm thiểu chi phí đại diện. Tuy nhiên mức độ mong muốn còn tùy thuộc vào tỷ lệ sở hữu của các nhà quản lý trong công ty, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu nội bộ càng thấp, mức yêu cầu chi trả càng cao. Nhưng các giám đốc thường rất thận trọng trong khi đáp ứng nguyện vọng của cổ đông. Các giám đốc nhận ra rằng chi trả cổ tức thường mang theo thông tin và rất khó khăn khi một ngày nào đó phải đưa ra thông báo cắt giảm, do
đó, các giám đốc thường vẫn duy trì chi trả cổ tức vừa phải, trong khi đó, số chi trả
còn lại được thay thế bằng hình thức mua lại cổ phần hay cổ tức thưởng.
4.2.2.6 Chuyên nghiệp hóa chức danh CFO
Đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của các nhà quản lý trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán ngày nay. Qua đó, các doanh nghiệp cần phải đề bạt những CFO thật sự có tài năng và phẩm chất đạo đức.
Bản thân các nhà quản lý phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và thường xuyên tiếp cận những nguồn thông tin mới về
các chính sách của Nhà nước, về xu hướng của thị trường. Đặc biệt là phải luôn nắm rõ ràng thấu đáo tình hình hoạt động của công ty để có thểđưa ra chính sách cổ tức một cách đúng đắn.
4.2.3 Đối với các cổ đông và nhà đầu tư
Thứ nhất, trước tình hình phát triển nhanh chóng và phức tạp của thị trường chứng khoán, các cổ đông và nhà đầu tư cần phải trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức về chứng khoán nói chung và tác động của chính sách cổ tức nói riêng thông qua các lớp học bổ sung kiến thức, các lớp huấn luyện kỹ năng hoặc thông qua sách báo, internet… Bên cạnh đó phải trang bị cho mình những kiến thức cơ
bản về cách đọc và phân tích tình hình tài chính công ty thông qua Báo cáo tài chính
được kiểm toán.
Thứ hai, các nhà đầu tư cần thận trọng trước các thông tin không chính xác, truyền tai trên thị trường, bình tĩnh nhận định và phân tích tình hình, tránh chạy theo xu hướng đám đông đối với mỗi thông tin công bố về chính sách cổ tức. Chú ý các thông tin chính thức được công bố trên báo chí, truyền hình, trang web của Sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước…
Thứ ba, đối với những khoản đầu tư lớn, nhà đầu tư nên tham khảo ý kiến của một vài chuyên gia tư vấn đáng tin cậy, có kỹ năng và chuyên môn giỏi.
Thứ tư, đối với các cổ đông trong công ty, phải yêu cầu các nhà quản lý và công ty có một cơ chế hoạt động minh bạch, rõ ràng, thường xuyên, kịp thời thông báo đến các cổ đông những thông tin quan trọng. Ngoài ra, các cổ đông trong công ty nên thường xuyên giám sát chặt chẽ hoạt động của công ty thông qua một ban giám sát có năng lực và trách nhiệm.
Thứ năm, khi đã trang bịđủ kiến thức và thông tin, các cổđông, người có vai trò quan trọng trong việc thông qua chính sách cổ tức không nên hành động theo cảm tính.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, Nhóm nghiên cứu đã đúc kết lại một số nguyên nhân chính yếu khiến các CFO không mấy quan tâm đến chính sách cổ tức. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là thị trường Việt Nam còn quá non trẻ, số lượng các công ty niêm yết ít so với thực tế và không mang tính đại diện. Do đó, thị trường chứng khoán không thể phản ánh đầy đủ tình hình kinh tế của đất nước, cũng như không phản ánh được sự tác động của các nhân tố đến chính sách cổ tức và sự tác động chính sách cổ tức tác động đến giá một cách đầy đủ. Điều này, một phần làm cho các nhà quản lý cũng không còn mấy quan tâm nhiều đến chính sách cổ tức. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp chính nhằm nâng cao sự quan tâm đúng mức của các các nhà quản lý Việt Nam đến chính sách cổ tức.
KẾT LUẬN
Bài nghiên của chúng tôi mặt dù không đóng góp cho việc xây dựng nền tảng cơ sở lý thuyết về chính sách cổ tức, nhưng xét về mặt thực nghiệm, nó đã đóng góp cho giới học thuật một cái nhìn, một bằng chứng về chính sách chi trả cổ tức tiền mặt trên thị trường Việt Nam khá hấp dẫn. Và sau đây là những kết quả thú vị mà chúng tôi rút ra được từ bài nghiên cứu.
Thứ nhất, chính sách chi trả cổ tức tiền mặt cao luôn được ưa thích trên thị
trường Việt Nam, bất chấp giai đoạn nền kinh tế khó khăn do gặp khủng hoảng. Và
đáng nói hơn là đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng, cần nhiều vốn đểđầu tư mở rộng hoạt động nhưng họ vẫn rất sẵn lòng chi trả cổ tức cao.
Thứ hai, khi một doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức càng cao thì càng gây ra hiệu ứng tăng giá sau ngày công bố thông tin. Lúc này tỷ suất sinh lợi sau ngày công bố chia cổ tức vượt trội hơn hẳn so với trung bình thị trường. Ngược lại, doanh nghiệp chia cổ tức thấp có khi phải gánh chịu suất sinh lợi thấp hơn thị trường.
Thứ ba, giá sau ngày GDKH thường không sụt giảm một khoảng đúng bằng cổ tức như lý thuyết MM, mà còn có xu hướng tăng giá rất nhiều.
Thứ tư, chỉ có nhân tố triển vọng tăng trưởng và cổđông sở hữu nhà nước là có ảnh hưởng đến quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức. Nhưng kết quả lại cho thấy, sở hữu nhà nước càng cao tỷ lệ chi trả càng cao.
Thứ năm, các nhà quản trị công ty đã ồ ạt chia cổ tức khi chính sách thuế
thay đổi, vì để né thuế cho nhà đầu tư, và chia cổ tức cao khi lạm phát tăng cao. Có thể các nhà quản lý doanh nghiệp quá chiều lòng cổđông của họ.
Thứ sáu, các CFO Việt Nam cho rằng chính sách cổ tức tác động đến giá trị
doanh nghiệp và doanh nghiệp nên theo đuổi tỷ lệ chi trả tối ưu. Và đồng tình với các giải thích làm thay đổi giá trị doanh nghiệp.
Từ những kết quả của bài nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp cho cả nhà hoạch định chính sách vĩ mô, nhà quản lý doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư để cùng nhau nâng cao chất lượng quản lý và kết quả hoạt động. Mà chúng tôi nhận thấy rằng việc nâng cao trình độ nhận thức là vấn đề cấp bách cho tất cả mọi người nếu muốn đuổi kịp theo xu thế hiện đại của thế giới.
Bên cạnh đó bài nghiên cứu của chúng tôi còn gặp phải một số hạn chế nhất
định như hạn chế về mặt số liệu do thị trường chứng khoán Việt Nam vừa mới ra
đời nên số lượng công ty không nhiều không đại diện cho thị trường và thời gian hoạt động quá ngắn rất khó để thể hiện xu thế rõ ràng, nên khó dự đoán cho tương lai. Hạn chế về mặt tiếp cận thông tin, thị trường Việt Nam các thông tin chưa công bố thực sự rõ ràng và đầy đủ, cho nên chúng tôi buộc phải bỏ qua nhiều phân tích mà nhóm mong muốn, và điều này cũng làm giảm đi một phần độ chính xác trong kết quả phân tích.
Nghiên cứu về chính sách cổ tức của nhóm chỉ dừng lại ở cổ tức tiền mặt, nhưng ngoài hình thức này còn rất nhiều hình thức khác có thể tiếp tục nghiên cứu. Cũng như những bài nghiêp cứu tiếp theo có thể mở rộng nghiên cứu cho từng nhân tố tác động mà đáng chú ý nhất đó là nhân tốđáp ứng nhu cầu của cổđông.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: XU HƯỚNG CHI TRẢ CỔ TỨC Ở MỘT SỐ NƯỚC A. Xu hướng chi trả cổ tức tiền mặt ở Mỹ từ năm 1978 đến đầu thế kỷ 21
Trong suốt hai thập kỷ cuối của thế kỷ 20, những bài nghiên cứu thực nghiệm của Fama & French (2001) đã cho thấy một xu hướng chi trả cổ tức tiền mặt giảm. Việc phần lớn các công ty chi trả cổ tức tiền mặt trong quá khứ (đầu thập niên 50, số công ty chi trả cổ tức tiền mặt lên tới 90%) đang dần dần biến mất. Bước sang những năm 60-70, khi Fama & French mở rộng mẫu kiểm định trên AMEX và NASDAQ thì tỷ lệ công ty chi trả giảm lại. Sau khi đạt mốc 66,5% vào năm 1978 thì năm 1999 chỉ còn 20,8%. Họ kết luận là xu hướng giảm mạnh từ sau 1978 một phần là do các công ty mới chưa chi trả cổ tức tiền mặt.
Ngoài lý do trên, việc biến mất của cổ tức tiền mặt còn có thểđược giải thích bằng việc các công ty ngày càng ưa thích mua lại cổ phần thay thế cho việc trả cổ
tức tiền mặt. Năm 1978, 70% các công ty sinh lợi đã tiến hành chi trả cổ tức, tuy nhiên sang năm 1998, chỉ còn 30% công ty sinh lời chi trả cổ tức tiền mặt. Đặc biệt, khi đạo luật thuếở Mỹ thay đổi theo hướng ưu đãi cho lợi nhuận giữ lại hơn cổ
tức. Grullin và Michealy năm 2002 đã chỉ ra rằng việc tăng lên trong tỷ lệ mua lại trùng khớp với tỷ lệ giảm xuống của cổ tức.
Tuy nhiên theo nhiều nhà nghiên cứu, sự khác biệt giữa thuếđánh trên cổ tức và thuế đánh trên lãi vốn chưa hẳn là lý do đáng kể. Brav, Graham, Harvey và Michealy (2005) cho rằng các giám đốc thích hình thức mua lại cổ phiếu vì nó linh hoạt hơn và là một công cụ để kéo giá cổ phiếu của công ty. Amihud và Li (2006)
đã đưa ra một lí do khác dựa trên lý thuyết phát tín hiệu của cổ tức. Họ kết luận rằng cổ tức tiền mặt ngày càng chứa đựng ít thông tin truyền đạt đến nhà đầu tư và tốn kém nhiều chi phí. Cuối cùng, Baker và Wurgler (2004) đã cho rằng lí thuyết Catering của các ông có thể giải thích cho xu hướng.
Tuy nhiên, đứng trên một góc nhìn khác, những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng cổ tức tiền mặt tại Mỹ không hoàn toàn biến mất và đang quay trở lại.
DeAngelo và Skinner (2008) cho nhận xét rằng mặc dù số lượng công ty chi trả cổ
tức giảm, nhưng tổng khối lượng tiền mặt chia cổ tức vẫn tăng liên tục.Họ cho thấy rằng sự tăng lên trong khối lượng cổ tức đã chi trả bởi các công ty sinh lợi vượt qua mức bù đắp cho số lượng các công ty chi trả ngày càng giảm. Ngoài ra Julio và Ikenberry (2004) đã tìm ra xu hướng tăng chi trả cổ tức ở Mỹ vào đầu thế kỉ 21. Các ông thấy rằng các công ty chi trả chiếm 15% năm 2001, nhưng đã vượt lên thành 20% năm 2004. Cũng trong thời gian đầu thế kỷ 21, người ta thấy xu hướng nghịch biến giữa mua lại giảm và chi trả cổ tức tiền mặt tăng.
Julio và Ikenberry cũng đưa ra 5 giải thích cho hiện tượng quay trở lại của cổ
tức. Đầu tiên là ảnh hưởng của đạo luật thuế Job & Growth Tax Relief Reconciliation Act năm 2003. Thứ hai, vấn đề đại diện được nhà đầu tư quan tâm hơn. Thứ ba, lý thuyết vòng đời công ty đóng vai trò lớn trong việc giải thích. Thứ tư, cơ hội đầu tư không giải thích cho chính sách cổ tức. Cuối cùng, hai ông không tìm ra mối liên hệ giữa phần thưởng của cổđông và chính sách cổ tức của công ty trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 theo lý thuyết Catering. Tóm lại, có rất nhiều giải thích khác nhau cho việc xuất hiện lại của cổ tức tiền mặt tại Mỹđầu thế kỷ 21.
B. Xu hướng cổ tức ở một số nước khác
Nhiều bài nghiên cứu đã xem xét liệu các nước khác ngoài Mỹ có hiện tượng biến mất của cổ tức hay không? Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 20, ở Anh và Đức, thuế đánh trên cổ tức được ưu đãi hơn so với Mỹ. Vì thế các cổđông ở đây thích cổ tức hơn là lợi nhuận giữ lại. Thứ hai, ở Anh, Pháp, Đức và Nhật không chấp nhận mua lại cổ phiếu cho đến cuối thập niên 90. Vì thế, các công ty không thể sử dụng hình thức mua lại thay thế cho cổ tức nhưở Mỹ.
Benito và Young năm (2001) đã sử dụng số liệu thời kỳ 1974-1999 tại Anh
để kiểm tra chính sách cổ tức của các công ty Anh trong dài hạn. Và họ kết luận rằng ngược lại với Mỹ, các công ty ở Anh không cho thấy một sự suy giảm trong xu hướng chi trả cổ tức suốt giai đoạn 1974-1999. Cùng kết luận, Renneboog và Trojanowski (2005) đã xem xét một mẫu bao gồm hơn 2/3 số lượng công ty ở Anh và đưa ra kết luận: giai đoạn 1992-1998, 85% công ty Anh chi trả cổ tức trong khi ở
Mỹ chỉ là 24%. Ngoài ra, tỷ lệ các công ty chi trảở Anh còn tăng từ 84% năm 1992 lên 93% năm 1998. Mặt khác, tỷ lệ các công ty mua lại cổ phần thì nhỏ, thấp hơn 6% mặc dù năm 1998 tăng lên 11%. Con số này ở Mỹ là 80%. Tổng khối lượng thực hiện chi trả cổ tức tiền mặt (1,4 tỷ f) cũng vượt qua nhiều lần tổng khối lượng mua lại (800000 f). Điều đó cho thấy vai trò nhỏ bé của hình thức mua lại tại Anh.
Ferris et al (2006) đã sử dụng dữ liệu rộng hơn và tìm ra xu hướng giảm sút trong chi trả cổ tức giai đoạn 1997-2000 ở Anh. Số lượng các công ty chi trả giữ
nguyên cho đến giữa thập niên 90 khi xuất hiện sự gia tăng trong tỷ lệ các công ty không chi trả. Năm 2001 chỉ có 54% công ty chi trả, so với 1988 là 76%. Ferris xác
định rằng việc gia tăng các công ty không chi trả là nguyên nhân chính. Tuy nhiên một sự gia tăng trong hình thức mua lại trong giai đoạn này cũng không lớn. Và ông cho rằng hiện tượng sụt giảm ở Anh không nằm trong xu hướng sụt giảm dài hơn