Nguyên nhân chính dẫn đến những quyết định cổ tức bất hợp lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách cổ tức hợp lý trong tương lai.pdf (Trang 75)

Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) còn khá mới mẻ và non trẻ, mặc dù Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh được thành lập từ giữa năm 2000, tuy nhiên phải đến năm 2006, TTCK mới có những thay đổi đáng kể về cơ

chế quản lý cũng như quy mô vì vậy TTCK còn khá lộn xộn.

Thứ hai, trong những năm gần đây, thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều biến động bất thường, khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy

ra, lạm phát gia tăng, tăng trưởng kinh tế thấp… cũng như các bộ luật điều tiết về

Thuế, đặc biệt là các ưu đãi thuế, mức thuế suất Thuế TNDN, Thuế TNCN… và các bộ luật doanh nghiệp của Nhà nước chưa hoàn thiện làm cho các CFO gặp nhiều khó khăn trong việc cho ra các quyết định quan trọng.

Thứ ba, ở Việt Nam, nhà đầu tư đa phần là cá nhân, do đó có các đặc điểm như bất cân xứng thông tin còn rất lớn, tâm lý bầy đàn, không có kỹ năng phân tích thông tin. Do đó cổ tức là kênh thông tin hiếm hoi mà nhà đầu tư cá nhân dựa vào

để đánh giá doanh nghiệp. Vì thế các công ty đã lạm dụng quá mức chính sách cổ

tức để đánh bóng hình ảnh vì đối với phần lớn cổ đông đại chúng, thành tích hoạt

động của doanh nghiệp cuối cùng được đo lường bằng mức cổ tức. Xu hướng chia cổ tức cao của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy họđã bị cuốn theo đòi hỏi của công chúng với một mục tiêu kép, vừa quảng cáo hiệu quả

của doanh nghiệp, vừa nâng giá cổ phiếu. Mức cổ tức cao được hiểu đồng nghĩa với mức lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, nhiều doanh nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho cổ đông nhằm xoa dịu và giữ vị trí quản lý của những người lãnh

đạo. Điều này làm mất đi tính chính xác của chức năng truyền đạt thông tin của cổ

tức, từđó đánh giá sai tình hình cũng như giá cả cổ phiếu công ty.

Thứ tư, các công ty chưa có quan điểm dài hạn trong xây dựng chính sách cổ

tức. Đa phần các công ty cổ phần hoạt động hiệu quả đều có chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao trong những năm qua, phổ biến từ 12%-30%/vốn điều lệ

và chiếm khoảng từ 30% - 80% lợi nhuận sau thuế chỉ để làm cho các cổđông tăng lòng tin và sự phấn khởi vào Ban Quản lý.

Thứ năm, các công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn tăng từ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng. Thời gian qua, các công ty đã dễ dàng huy động nguồn vốn lớn thông qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, trong khi việc huy động vốn mới phải tuân theo điều kiện rất khắt khe là phải sử vốn huy động cho dự án

4.2 Các kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp hướng tới chính sách cổ tức hợp lý trong tương lai

4.2.1 Đối với Nhà nước và chính sách thuế TNCN

Theo hướng dẫn của Tổng cục thuế, đối với cổ tức, thuế TNCN bằng 5% cổ

tức tiền mặt cổ đông nhận được. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, cổ đông có thể lựa chọn một trong hai phương pháp nộp thuế TNCN:

Phương pháp 1: nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo thuế suất 20%.

Phương pháp 2: nộp thuế TNCN theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán.

Có 3 điểm bất hợp lý không khó nhận ra trong Luật Thuế TNCN đối với đầu tư chứng khoán là: kinh doanh thua lỗ vẫn phải nộp thuế, tình trạng thuế chồng lên thuế và làm cho kênh đầu tư TTCK trở nên kém hấp dẫn.

4.2.1.1 Kinh doanh thua lỗ vẫn phải nộp thuế

Do tính bất khả thi trong lưu giữ hóa đơn, chứng từ chứng minh thu nhập khi làm thủ tục quyết toán thuế vào cuối năm nếu chọn hình thức nộp thuế 20% trên tổng lợi nhuận khi nhiều nhà đầu tư giao dịch qua Internet, điện thoại, tin nhắn… nên gần như 100% nhà đầu tư nhỏ lẻ trên TTCK phải chọn cách nộp 0,1% trên giá trị bán. Hệ quả là nhà đầu tư thua lỗ triền miên, nhưng vẫn phải nộp thuế.

Kiến nghị: nên bổ sung quy định chính thức công nhận dữ liệu điện tử chứng minh lỗ - lãi để làm thủ tục quyết toán thuế. Vướng mắc về hoá đơn, chứng từđược tháo gỡ theo hướng này sẽ khắc phục được tình trạng đầu tư thua lỗ nhưng vẫn phải nộp thuế như hiện nay

4.2.1.2 Tình trạng thuế chồng lên thuế

• Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu là góp vốn vào doanh nghiệp thì được chia lãi sau thuế nhưng họ vẫn tiếp tục phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

• Những nhà đầu tư chọn hình thức nộp thuế 20% trên tổng lợi nhuận từ kinh doanh cổ phiếu thực chất đã nộp thuế cho thu nhập từ cổ tức, vì mức thuế 20% trên lợi nhuận rõ ràng được hiểu là thu nhập từ cổ tức cộng với chênh lệch giữa giá bán

và giá mua. Nhưng thuế thu nhập cá nhân vẫn đánh thêm một lần nữa với thu nhập từ cổ tức.

• Những nhà đầu tư chọn hình thức nộp thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng bán nếu bán trước ngày không hưởng quyền nghĩa là giá bán chưa trừ cổ tức ra thì cổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tức vừa bị đánh thuế 0,1% cùng với giá bán và sau này khi cổ tức được chia nhà đầu tư tiếp tục phải đóng thuế 5% trên cổ tức.

• Như vậy khi nhà đầu tư chọn hình thức tính thuế nào cho khoản thu nhập từ

chuyển nhượng từ chứng khoán cũng đều bị đánh thuế trùng với thuế cổ tức cũng như thuế TNDN.

Kiến nghị: Sự bất hợp lý này thuộc về kỹ thuật đánh thuế, rất cần Bộ Tài chính nghiên cứu để giảm gánh nặng nghĩa vụ thuế cho nhà đầu tư.

4.2.1.3 Thuế TNCN làm cho kênh đầu tư TTCK trở nên kém hấp dẫn

Mức thuế chưa hợp lý: Ở Việt Nam, nếu thu mức bình quân 20% trên chênh lệch chịu thuế do kinh doanh chứng khoán hay 0,1% giá bán là mức thuế suất thu nhập loại bậc trung bình cao nếu so sánh với các quốc gia đã phát triển như Mỹ, Úc, Đức. Mức chịu thuế cao hơn hẳn so với biểu thuế suất TNCN của người trong nước (biểu thuế toàn phần trong Dự thảo chỉ có 10% đối với các loại thu nhập không thường xuyên khác như trúng thưởng, thừa kế…). Ngoài ra mức thuế thu nhập cá nhân 5% đã áp dụng trên cổ tức, có thể nói, cổ tức còn thua lãi suất tiết kiệm rất nhiều khi lãi suất gửi tiết kiệm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Hậu quả:

• Không hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia; Phát sinh hiện tượng lách thuế hoặc bán cổ phiếu lỗ khi quyết toán thuế để không phát sinh thu nhập chịu thuế, đây là hiệu ứng tháng giêng, khi các doanh nghiệp ào ạt bán các cổ

phiếu lỗ, sau đó mua lại vào tháng 1 để có thể giảm tối đa thu nhập chịu thuế.

• Nhà đầu tư có thể bán ra trước ngày không hưởng quyền và có thể mua lại sau để tránh thuế cổ tức, điều này gây náo loạn cung cầu trên thị trường.

• Nếu vẫn để tình trạng như hiện nay sẽ khuyến khích các doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu để lách thuế cổ tức. Hệ quả của nó là tăng nguồn cung lên thị

• Đè gánh nặng thuế lên cho người nghèo như người lao động nghỉ hưu, tầng lớp lao động nghèo. Đây là những nhà đầu tư rất phổ biến bởi thay vì gửi tiết kiệm họ sẽ mua cổ phiếu để hưởng cổ tức.

Kiến nghị: Trong bối cảnh Việt nam nói chung và các doanh nghiệp hiện

đang rất cần vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Trong khi đó nguồn vốn trong nước và nội bộ doanh nghiệp Việt Nam thì hữu hạn, vì vậy TTCK là một kênh huy

động vốn rất quan trọng. Nhà nước nên ấn định một lộ trình thuế và có nghiên cứu rõ ràng hơn để có thểđánh thuế thu nhập đầu từ chứng khoán. Cụ thể như sau:

• Thuế thu nhập đối với chuyển nhượng vốn nên phân thành hai loại: ngắn hạn dưới 24 tháng và dài hạn trên 24 tháng (ở Mỹ ngắn hạn dưới 12 tháng và dài hạn trên 12 tháng).

• Tính mức thuế thấp hơn 10% đối với hoạt động đầu tư dài hạn và từ 15-20%

đối với các hoạt động ngắn hạn. Như vậy sẽ khuyến khích được thị trường vốn chuyển dịch theo hướng ưu đãi cho những nhà đầu tư dài hạn và chuyên nghiệp hơn những nhà đầu cơ ngắn hạn.

• Trong những năm TTCK gặp khủng hoảng nên miễn hoặc giảm thuế chuyển nhượng chứng khoán để khuyến khích phát triển thị trường.

Đây là một số gợi ý đáng để xem xét nhằm góp phần đơn giản hoá thủ tục quyết toán thuế và quan trọng nhất là đảm bảo tính khả thi của luật. Bất kỳ một quy

định pháp lý nào cũng vậy, chứ không riêng gì Luật Thuế TNCN, dù xây dựng tốt

đến mấy, nhưng khi áp dụng phát sinh bất hợp lý là khó tránh khỏi. Bởi vậy, điều quan trọng là cơ quan quản lý cần sớm nghiên cứu đểđánh giá sự bất ổn nằm ở đâu, qua đó lấy ý kiến các bên liên quan nhằm đưa ra phương án khả thi nhất.

4.2.2 Đối với các công ty và các nhà quản lý

4.2.2.1 Nên quyết định chính sách cổ tức phù hợp với chu kỳ sống của công ty công ty

Theo lý thuyết, chính sách cổ tức có xu hướng phụ thuộc vào vòng đời phát triển của công ty. Yếu tố về cơ cấu vốn hay nhu cầu vốn trong từng giai đoạn phát triển luôn phải đặt lên hàng đầu trước khi xem xét đến tỉ lệ phân chia cổ tức.

• Giai đoạn khởi sự: Rủi ro kinh doanh ở mức cao nhất, sản lượng tiêu thụ

thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao và thị phần nhỏ bé, trong khi chi phí nghiên cứu và phát triển , chi phí hoạt động rất cao nên dòng tiền trong những năm đầu rất thấp thậm chí âm. Do đó tài trợ bằng vốn cổ phần là thích hợp nhất. Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm kỳ vọng tỷ suất sinh lợi cao thông qua lãi vốn. Chính sách cổ tức đề nghị

cho công ty mới khởi sự là không chia cổ tức tiền mặt.

• Giai đoạn tăng trưởng: Nhu cầu đối với sản phẩm của công ty tăng cao tạo nên sự tăng trưởng trong doanh thu, lợi nhuận và tài sản, rủi ro kinh doanh cuả công ty đã giảm nhưng còn cao trong suốt thời gian tăng trưởng nhanh nên nguồn tài trợ

phải đảm bảo giữ mức độ rủi ro tài chính ở mức thấp, tiếp tục là nguồn vốn cổ phần. Từ các phân tích trên chính sách cổ tức đề nghị trong giai đoạn này là cổ tức danh nghĩa. Công ty nên tiến hành các hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phiếu thưởng, hay chia nhỏ cổ phần.

• Giai đoạn bão hòa: Rủi ro kinh doanh giảm xuống mức trung bình làm rủi ro tài chính tăng tương ứng, cao hơn hai giai đoạn đầu. Dòng tiền thuần trong giai

đoạn này tăng lên dương. Công ty không còn nhiều cơ hội đầu tư trong khi công ty có thể dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài hơn.

Công ty có thể trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao hoặc mua lại cổ phần bằng tiền mặt thặng dưđó. Cách làm này có tác động tích cực trong tương lai do số lượng cổ phần lưu hành thấp hơn, giúp công ty tái cấu trúc lại cơ cấu vốn đểđạt được cấu trúc tối ưu.

• Giai đoạn suy thoái: Trong giai đoạn này, lợi nhuận mong đợi từ tái đầu tư

của DN thường thấp. Mặt khác, dòng tiền trong giai đoạn này khá nhàn rỗi do sụt giảm qui mô đầu tư và dòng tiền từ khấu hao do tái đầu tư không hiệu quả cũng

được dùng phân phối cho cổđông.

Chính sách cổ tức trong giai đoạn này là chi trảở mức rất cao, tỷ lệ chi trả có thể bằng tổng số lợi nhuận và khấu hao, vì vậy tiêu biểu cho sự hoàn trả vốn đầu tư.

4.2.2.2 Gắn kết ba quyết định đầu tư, tài trợ và cổ tức

Hiện nay, các công ty niêm yết của Việt Nam được xác định hầu hết là đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong giai đoạn này, nhu cầu đối với sản phẩm của công ty tăng cao tạo nên sự tăng trưởng trong doanh thu, lợi nhuận và tài sản, rủi ro kinh doanh của công ty đã giảm nhưng còn cao trong suốt thời gian tăng trưởng nhanh nên nguồn tài trợ phải đảm bảo giữ mức độ rủi ro tài chính ở mức thấp, tiếp tục sử dụng nguồn vốn cổ phần. Công ty nên tiến hành các hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, hay chia nhỏ cổ phần. Nhưng một điều nghịch lý là

ở thị trường Việt Nam đa số các công ty đều ưa thích chi trả cổ tức tiền mặt và tỷ lệ

chi trả là rất cao.

Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao sẽ còn ít ý nghĩa vì có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh thời gian tới. Việc chia cổ

tức này, nếu khiến cho doanh nghiệp từ bỏ hoạt động đầu tư vào các dự án có giá trị

hiện tại ròng (NPV) dương thì việc đó sẽ làm giảm tiềm năng tăng trưởng của công ty và theo đó giảm giá trị cổ phiếu. Hoặc nếu như các doanh nghiệp này vẫn muốn theo đuổi các dự án đó thì sẽ phải tìm đến các nguồn vốn vay bên ngoài có chi phí cao hơn. Trong điều kiện thị trường tài chính bất ổn, không dễ việc huy động vốn ngắn và trung hạn như hiện nay, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Việc chia cổ tức cao của các doanh nghiệp phải xuất phát từ kết quả hoạt

động kinh doanh hiệu quả cũng như bản chất ngành nghề của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp chỉ nên chia sẻ thành công với cổ đông qua việc trả cổ tức khi có lợi nhuận trong năm cao, đòn bẩy tài chính ở mức an toàn, dòng tiền tự do ổn định. Việc chuyển từ trả cổ tức toàn bộ bằng tiền mặt sang trả một phần bằng cổ phiếu là rất phù hợp trong thời điểm này. Vì việc chia cổ tức bằng cổ phiếu còn hỗ trợ cổ đông tránh thuế thu nhập cổ tức.

Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ có thể ghi nhận lãi nếu bán khoản đầu tư khi nhận cổ tức cổ phiếu. Nên nếu muốn giữ chân nhà đầu tư tổ chức, cách trả cổ tức bằng cổ

phiếu về lâu dài sẽ không ổn. Trong khi đó, chỉ cần thêm một bút toán là trả cổ tức bằng tiền, rồi phát hành số cổ phiếu mới đúng bằng tỷ lệ chi trả cổ tức thì công ty

không phải chi tiền ra nên nhà đầu tư được hoàn trả tiền tạm thu thuế thu nhập cá nhân tính trên phần cổ tức, và cổ đông tổ chức vẫn được ghi nhận lợi nhuận từ đầu tư tài chính từ số tiền trên. Đây là phương pháp mà một số công ty đã làm gần đây.

Hơn nữa, không phải vì thế mà công ty lạm dụng việc chia cổ tức cổ phiếu, vì khi công ty giữ lại quá nhiều lợi nhuận cũng phát ra tín hiệu không tốt khi điều

đó làm phát sinh chi phí đại diện hay mang lại suy nghĩ công ty bế tắc trong tăng trưởng. Vì thế công ty không nên cắt giảm cổ tức tiền mặt mà nên duy trì chính sách cổ tức ổn định trong dài hạn, an toàn, có tỷ lệ hợp lý sao cho vừa thoả mãn được nhu cầu có một nguồn thu nhập đều đặn của cổ đông vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách cổ tức hợp lý trong tương lai.pdf (Trang 75)