Thị trường kiểm toán độc lập

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập Việt Nam.pdf (Trang 37 - 38)

Trong những năm đầu hoạt động, do đây là một lĩnh vực đòi hỏi phải có trình độ cao và còn rất mới mẻ so với nền kinh tế Việt Nam nên thị trường kiểm toán độc lập nhìn chung chưa thật sự sôi động. Kể từ năm 1997 tốc độ tăng trưởng của hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt một tỷ lệ cao, sự phát triển thị trường kiểm toán độc lập được đánh dấu mạnh mẽ nhất là vào năm 2004, với sự ra đời Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ “Về kiểm toán độc lập”. Yêu cầu về kiểm toán đã chuyển từ chỉ mang tính chất “khuyến khích” đối với các doanh nghiệp theo Nghị định số 07/NĐ-CP này 29/01994 của Chính phủ “Quy định về kiểm toán đôc lập trong nền kinh tế quốc dân” thành “bắt buộc” đối với nhiều doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế và ngành nghề khác. Kết quả là làm cho tổng doanh thu hoạt động kiểm toán độc lập tăng từ 461.699 triệu đồng năm 2004 lên

622.255,19 triệu đồng vào năm 2005 (xem phụ lục 2), đạt tỷ lệ là 135% cao nhất so với từ trước đến nay [22], năm 2006 tổng doanh thu đạt 888.662,12 triệu đồng [16].

Nhìn chung, thị trường kiểm toán Việt Nam được chia thành thị phần của các công ty trong nước và thị phần của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Khách hàng của các công ty kiểm toán nước ngoài đa số là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong đó các khách hàng toàn cầu chiếm một tỷ trọng lớn, còn khách hàng của các công ty kiểm toán trong nước chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước và các công ty liên doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập Việt Nam.pdf (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)