0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Vai trò của Hội nghề nghiệp, Nhà nước trong kiểm soát chất

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM.PDF (Trang 31 -33 )

Qua nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của một số quốc gia trên thế giới cho thấy có hai mô hình chính đó là: mô hình tự kiểm soát và mô hình theo luật định. Mô hình tự kiểm soát là việc kiểm soát chất lượng được tiến hành bởi hội nghề nghiệp mà tiêu biểu là Hoa Kỳ và mô hình theo luật định là việc kiểm soát chất lượng được tiến hành dựa trên cơ sở sắc lệnh của Chính phủ tiêu biểu là Pháp. Tuy nhiên đến năm 2002, mô hình tự kiểm soát đã có những thay đổi nhất định thông qua sự can thiệp nhất định của Nhà nước. Như vậy có thể thấy, xu hướng hiện nay là Nhà nước ngày càng can thiệp sâu trong lĩnh vực kiểm

soát nhằm nâng cao chất lượng hoat động kiểm toán.

Ngoài ra, tại hai quốc gia khi tiến hành kiểm soát chất lượng đối với các công ty niêm yết, thường có sự kết hợp giữa hội nghề nghiệp và ủy ban chứng khoán. Ở Hoa Kỳ đó là Ủy ban giám sát hoạt động kiểm toán (PCAOB), ở Pháp đó là Ủy ban kiểm tra quốc gia về hoạt động kiểm toán (CENA). Như vậy khuynh

hướng chung để kiểm soát chất lượng cho các công ty niêm yết thường phải có sự

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

2.1. Đặc điểm hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam:

Hoạt động Kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời và phát triển từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ chế độ kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường và đặc biệt sau khi luật đầu tư được ban hành vào năm 1989 nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tháng 5 năm 1991, hoạt động kiểm toán độc lập ra đời được đánh dấu bằng sự thành lập của hai công ty kiểm toán đầu tiên trực thuộc Bộ tài chính là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO), Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) với 13 nhân viên. Sự ra đời của hai công ty nói trên đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các công ty kiểm toán tiếp theo bởi sự hoạt động tích cực và có hiệu quả cũng như đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới.

Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam trong thời gian này ngoài việc được Chính phủ hỗ trợ một cách tích cực, sự nỗ lực không ngừng của các cá nhân và tổ chức trong nước, mà còn nhờ sự hỗ trợ và giúp đỡ từ các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, đặc biệt là có sự tham gia của các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới như: Deloitte Touche Tohmatsu, Ernst & Young (EY), KPMG, Pricewaterhouse Coopers (PWC). Các công ty này trong thời gian đầu đã đưa những phương pháp, cách thức tổ chức quản lý hiện đại và những phương pháp đào tạo nhân lực mang chất lượng quốc tế du nhập vào thị trường kiểm toán Việt Nam, khi họ tiến hành hoạt động trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM.PDF (Trang 31 -33 )

×