Giải pháp nâng cao vai trò của bộ phận chuyên về thương hiệu cho công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty TNHH nội thất MôĐun.doc (Trang 56 - 57)

NỘI THẤT MÔĐUN

3.1.2Giải pháp nâng cao vai trò của bộ phận chuyên về thương hiệu cho công ty

về vấn đề thương hiệu, việc đi sai hướng hay thất bại sẽ được hạn chế rất nhiều.

3.1.2 Giải pháp nâng cao vai trò của bộ phận chuyên về thương hiệu cho công ty ty

Một điều quan trọng mà các doanh thiệp không thể không chú trọng tới, đó là bộ phận chuyên lo về thương hiệu. Vì thương hiệu đối với doanh nghiệp là một tài sản lớn, vì thế cần có bộ phận quản lý nó. Trên thực tế, nếu không có chức danh quản lý thương hiệu, doanh nghiệp không thể cùng một lúc chú tâm vào sản xuất, xây dựng một thương hiệu mạnh và quản lý thương hiệu tránh các vụ ăn cắp thương hiệu. Hơn nữa việc kiểm tra phát hiện hàng nhái của các cơ quan chức năng cũng không thể nào làm tốt khi có tới hàng trăm ngàn thương hiệu cũng cần được quản lý. Vì thế mà các cán bộ quản lý thương hiệu cần tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý nạn hàng giả.

Chính vì vây doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp hữu hiệu khác để tự bảo vệ mình như:

- Đảm bảo thông tin nhất quán đến người tiêu dùng

Việc đầu tiên trong giai đoạn này là đảm bảo cho việc sử dụng thương hiệu nhất quán, mọi thông tin truyền tải đến người tiêu dùng đều phải đảm bảo là thông tin không sai lệch nhận thức của họ đối với thương hiệu. Thiếu quan tâm đến việc kiểm soát và theo dõi việc sử dụng nhãn hiệu sẽ dẫn đến những hậu quả bất lợi.

Bên cạnh những trọng tâm bên ngoài tổ chức, để có một thương hiệu mạnh không thể không chú trọng đến những vấn đề bên trong tổ chức. Trong rất nhiều công ty, nhân viên của họ không trả lời được câu hỏi: “Thương hiệu này đại diện cái gì?”. Tuy nhiên, ở những công ty có thương hiệu mạnh, mọi nhân viên được học cách để trả lời và tự hào về thương hiệu của công ty họ. Rõ ràng, bạn không thể buộc nhân viên của mình xây dựng và duy trì một hình ảnh mà bản thân họ còn chưa hiểu rõ.

- Tạo rào cản chống xâm phạm thương hiệu

Công việc thứ hai mà các doanh nghiệp cần chú ý là các biện pháp tạo rào cản chống xâm phạm thương hiệu. Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng các biện pháp sau đây để tạo ra các rào cản trong bảo vệ thương hiệu:

Mạng lưới các nhà phân phối hoăc đại lý là chân rết chủ yếu cung cấp các thông tin phản hồi cho doanh nghiệp về tình hình hàng giả và vi pham thương hiệu. Bên cạnh đó, họ còn cho doanh nghiệp biết được những thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, sự không hài lòng trong cung cấp hàng hóa cũng như các dịch vụ sau bán hàng… Đây là những luồng thông tin rất quý báu đối với doanh nghiệp cầu thị. Một cách làm khác mà hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại Việt Nam đang làm, đó là thiết lập hệ thống đường dây nóng để thu nhận những thông tin phản hồi và thông tin về xâm phạm thương hiệu từ mọi luồng.

 Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa

Mạng lưới và hệ thống phân phối hàng hóa dịch vụ càng được mở rộng thì thị phần cho hàng giả ngày càng bị thu hẹp, uy tín của thương hiệu ngày càng được khẳng định. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, yên tâm hơn, được chăm sóc hơn từ phía doanh nghiệp khi có nhiều địa điểm lựa chọn cho cùng một thương hiệu.

 Rà soát lại thị trường để phát hiện hàng nhái hàng giả

Để rà soát thị trường và phát hiện sự xâm phạm thương hiệu, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng chính đội ngũ các nhân viên bán hàng hoặc nhân viên quản lý hệ thống bán lẻ. Xét theo góc độ tài chính thì cách làm này có vẻ hợp lý và có hiệu quả song chưa phải là phương án tối ưu. Không ít các công ty lớn đã sử dụng cách kết hợp cả nhân viên bán hàng và những chuyên gia, những nhà quản trị để rà soát thị trường. Cách làm này đã tạo ra sự kiểm tra, rà soát chéo ngay cả với các đại lý và hệ thống phân phối bán lẻ, nhằm phát hiện nhanh và đưa ra các quyết định xử lý kịp thời các quy định thương hiệu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và Hoàn thiện chiến lược phát triển thương hiệu tại công ty TNHH nội thất MôĐun.doc (Trang 56 - 57)