Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu :

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gốm mỹ nghệ tại doanh nghiệp tư nhân Tấn Phát.pdf (Trang 42 - 45)

Trong tiến trình hội nhập vào phương thức kinh doanh mới của nền kinh tế thị

trường, công ty gốm mỹ nghệ Tân Phát đã luôn cố gắng trong việc tổ chức hoạt

động kinh doanh cho phù hợp với điều kiện mới. Do đó, tình hình ký kết hợp đồng

ngoại thương là một nhân tố chính trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty, đó cũng chính là hoạt động chủ yếu. Vì vậy, phân tích tình hình ký kết và

thực hiện hợp đồng ngoại thương là hết sức quan trọng nhằm đánh giá kim ngạch xuất khẩu và đánh giá về tốc độ tăng kim ngạch qua các năm.

— _ Nhìn chung công ty Tân Phát chỉ thực hiện các hợp đồng tự doanh, xuất

khẩu trực tiếp. Các hợp đồng xuất của công ty thường được ký kết tương đối đơn giản .

Nhìn chung trong các hợp đồng thì điểu khoản về tên hàng bao gồm điều khoản

mô tả hàng hóa, và điều khoản đóng gói thường được sử dụng đề tiến hành ký kết.

— _ Đối với khách hàng quen thuộc, do đã biết được chất lượng các sản phẩm của công ty nên trong hợp đồng không có điều khoản chất lượng, chỉ có điều khoản

đóng gói.

Chương 2 :Tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gốm mỹ nghệ tại Tân Phát

- _ Đối với khách hàng mới, họ quan tâm đến vấn để chất lượng nhiều hơn,

nên trong hợp đồng có điểu khoản về chất lượng. Trong điều khoản chất lượng này, khách hàng yêu câu chi tiết hơn đối với việc cung cấp hàng của công ty bao gồm

các vấn đề về thiết kế, vật liệu sử dụng, lưu trữ, và vấn để đóng gói. Bảng 3 : Tình hình ký kết và thực hiện hợn đồng xuất khẩu

2003 229 225 98,25% 2004 314 307 97,77% 2005 683 679 99,41%

( Nguồn : phòng kinh doanh — Tân Phát)

Hình 6: Bồ thị về tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

vn 2210 2090 255 c XX m 205922 % đở L⁄ T) CÀ X2 é . 2003 2004 2005 SỐ HĐ KÝ KẾT El SỐ Hb THỰC HIỆN

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thực hiện hợp đồng của Tân Phát như sau :

— _ Năm 2003, công ty chỉ thực hiện được 225 hợp đồng.

— _ Năm 2004 hợp đồng tăng lên 307, tăng 82 hợp đồng.

Nguyên nhân là do công ty có thêm được khách hàng mới, sản phẩm mới và

mẫu mã đa dạng, các khách hàng quen thuộc đặt hàng nhiều hơn.

- Năm 2005, công ty thực hiện được 679 hợp đông, tăng gấp 2,2 lần năm

2004. Điều đó chứng tỏ công ty ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và nhận

Trang 32

Chương 2 :Tình hình thực biện hợp đồng xuất khẩu gốm mỹ nghệ tại Tân Phát

được nhiều đơn đặt hàng.

Tuy nhiên, mỗi năm tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương của công ty đều có sự chênh lệch nên tỷ lệ TH/KK cũng chênh lệch và tăng đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

— _ Năm 2003, công ty đạt 98,25% tức công ty đã không thực hiện được 4 hợp

đồng với trị giá 23.138,599 USD.

— _ Năm 2004, tỷ lệ này đã giảm còn 97,77% do công ty đã bị hủy đến 7 hợp

đồng, mất 30.767,131 USD.

— _ Năm 2005, công ty ký 683 hợp đồng và thực hiện được 679 hợp đồng, đạt

99,41%, gần như hoàn toàn và tình hình ngày càng được cải thiện.

Như vậy , nhìn chung công ty không hoàn thành theo đúng như kế hoạch đã ký

kết với lý do là sản phẩm không thích hợp với khí hậu một số nước, cụ thể sản phẩm

gốm hay đá mài được đóng gói không thích hợp dẫn đến một số bộ bị vỡ khi vận

chuyển lên tàu hay trong lúc tàu chạy. Ngoài ra có thể do nhiệt độ ở thị trường các

nước là khác nhau, các sản phẩm gốm, đặc biệt là mặt hàng đá mài dễ bị rạn vì

trọng lượng nặng của nó. Bên cạnh đó có một số hàng tôn tráng kẽm bị xúc mốt hàn

hay màu không đạt nên công ty đã bị hủy hợp đồng.

Đặc biệt, Tân Phát hiện có trên 20 nguồn thu mua khác nhau với các sản phẩm khác nhau, trong đó chủ yếu là công ty Thiên Châu với sản phẩm tôn tráng kẽm,

Tân Thành Phát với sản phẩm gốm. Các cơ sở sản xuất này đều đặt tại các tỉnh có nghề làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ lâu đời như Vĩnh Long, Bình Dương... và

có nhiều thợ lành nghề nên công ty luôn bảo đảm được nguồn hàng cung ứng. Do đó mặc dù mất một hợp đổng này nhưng lại thay thế bằng một hợp đồng khác là do công ty vẫn thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng và các sản phẩm cũng

rất được khách hàng ưa chuộng, nhưng các hợp đồng sau công ty lại bị giảm trị giá. Giống như các doanh nghiệp xuất khẩu khác ở nước ta Tân Phát ký hợp đồng xuất

khẩu là theo giá FOB nên sẽ không tự book tàu mà do bên mua chỉ định. Tuy nhiên có một số hãng tàu không đạt chất lượng nên trong quá trình vận chuyển gặp sal sót

` ^ ~ ^ .- @ ^ ` 2 ` ^ > .A ^⁄ ` h4

mà bên mua cũng không mua bảo hiểm cho lô hàng đó vì vậy mọi tốn thất hàng bể

Trang 33

Chương 2 :Tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gốm mỹ nghệ tại Tân Phát

vỡ hay không đạt chất lượng doanh nghiệp phải chịu. Điều này trái với quy định của

Incoterms 2000. Nếu hợp đồng được ký kết theo giá FOB thì người bán chỉ giao

hàng qua lan can tàu là hết trách nhiệm, còn mọi rủi ro về sau là đo người nhập

khẩu chịu. Qua đó ta thấy doanh nghiệp gần như nằm trong thế bị động, cho rằng

việc bị giảm trị giá hợp đồng đó là rủi ro trong kinh doanh và cho đến nay thì vẫn

chưa có biện pháp để khắc phục.

Tóm lại : Qua 3 năm 2003, 2004, 2005 Tân Phát tổ chức thực hiện hợp đồng rất

có hiệu quả, tỷ lệ hợp đồng thực hiện so với số hợp đồng ký kết là rất cao trên 90%, chứng tỏ công ty luôn nỗ lực thực hiện tốt các điểu khoản đã ký kết. Bên cạnh đó số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp đồng đều tăng qua từng năm, cho thấy tình hình thực hiện hợp đồng của Tân

Phát ngày càng phát triển và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gốm mỹ nghệ tại doanh nghiệp tư nhân Tấn Phát.pdf (Trang 42 - 45)