Hiện nay có rất nhiều chủng loại sản phẩm mỹ nghệ của Việt Nam được xuất ra
nước ngoài như các sản phẩm gốm, các sản phẩm đá, các sản phẩm mây tre lá... Đối
với công ty gốm mỹ nghệ Tân Phát, những mặt hàng chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường thế giới là gốm, đá mài, tôn tráng kẽm và nhựa (poly).
Bảng 4: Tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng
2003 2004 2005
Mặt hàng XK | số GIÁ TRỊ SỐ GIÁ TRỊ SỐ GIÁ TRỊ
HĐTH (USD) HĐTH (USD) | HĐTH (USD)
Gốm 201 | 1.079.715,135 248 | 1.140.742,462| 458 | 1.723.998,45 Tôn tráng kẽm 25 | 245.354.122 42|Ì 214.485.422 162| 689.422,722 Đá mài _ _ 17] 86.207,774 32| 137.840,654 Nhựa (poly) _ _ _ _ 27| 122.020,921 TỔNG 225 | 1.325.069,257 307 | 1.501.435,658| 679 | 2.673.282,747
(Nguồn: Phòng kinh doanh — Tân Phát)
Chương 2 :Tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gốm mỹ nghệ tại Tân Phát
Hình 7: Đồ thị tình hình thực hiện hợp đồng theo cơ cấu mặt hàng
Số HĐTH 500¬ 450¬ 400- 380- 300¬ 250- 0 SP be 2003 2004 2005
EM Gốm Tôn tráng kẽm Đá mài E] Nhựa
Nhìn chung cả 4 mặt hàng, trong đó số lượng hợp đồng và kim ngạch xuất khẩu của
3 mặt hàng gốm, tôn tráng kẽm, đá mài đều tăng qua các năm, nhưng mức tăng là
khác nhau. Chúng ta sẽ phân tích các số liệu cụ thể để thấy tình hình xuất khẩu của
từng mặt hàng.
Tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo từng mặt hàng cụ thể như sau :
" Mặt hàng gốm :
Từ khi thành lập cho đến nay, gốm được xem là mặt hàng chủ đạo của công ty
với số lượng hợp đồng và kim ngạch luôn tăng theo từng năm và chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của công ty, trên 90%. Qua đó cho thấy
các khách hàng đều yêu thích mặt hàng này, một số quốc gia còn chỉ nhập duy nhất
các sản phẩm thuộc loại này như Đức và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên tỷ trọng xét về giá
trị thấp hơn tỷ trọng xét về số hợp đồng thực hiện, chứng tỏ giá trị trung bình của mỗi hợp đồng xuất khẩu gốm thấp hơn các mặt hàng khác. Lý do, nguyên liệu chủ
yếu để sản xuất gốm là đất sét . Đây là loại nguyên liệu có giá rẻ, dẫn đến trị giá
của sản phẩm này cũng thấp hơn.
Tình hình thực hiện hợp đồng ở mặt hàng này như sau:
Trang 35
Chương 2 :Tình hình thực hiện hợp đông xuất khẩu gốm mỹ nghệ tại Tân Phát
— Năm 2003 : Số hợp đồng thực hiện là 201 hợp đồng, chiếm tỷ trọng 89,33%
với giá trị 1.079.715,135 USD, chiếm 81,48% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị
trung bình mỗi hợp đồng là 5.300 USD/hợp đồng.
— Năm 2004 : Số hợp đồng thực hiện là 246 hợp đồng, tăng 45 hợp đồng so
với năm 2003, chiếm tỷ trọng 80,78% và đạt giá trị 1.140.742,462 USD, tăng
105,65% so với năm 2003, chiếm tỷ trọng 75,97% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Giá trị trung bình là 4.600 USD/hợp đồng.
- Năm 2005 : Số hợp đồng thực hiện là 458 hợp đồng, tăng 212 hợp đồng so
với năm 2003, chiếm tỷ trọng 67,45% và đạt giá trị 1.913.998,45 USD với tỷ trọng
64,49%, tăng 151,13% so với năm 2004. Giá trị trung bình là 4.200 USD/hợp đồng.
Mặc dù là mặt hàng có tính chất dễ vỡ hay dễ rạn, nhưng số lượng hợp đồng và giá trị vẫn tăng là do công ty không chỉ xuất khẩu một loại chậu gốm như trước đây,
mà công ty còn xuất thêm những loại khác như hình thú, và các hình có tính chất trang trí khác được khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt năm 2005 giá trị lại tăng trên
50% là do công ty thâm nhập vào một thị trường mới là Bồ Đào Nha, cụ thể là khách
hàng AJR chuyên nhập khẩu các sản phẩm gốm của công ty.
Với sự đa dạng mặt hàng gốm cho thấy công ty đang muốn mặt hàng chủ lực
này không những có mặt ngày càng nhiễu trên thị trường hiện tại mà còn đến các thị
trường tiểm năng khác nữa.
»" Mặt hàng tôn tráng kẽm :
Mặt hàng tôn tráng kẽm đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, cả về số hợp đồng thực hiện lẫn giá trị. Đây là mặt hàng mới, nên có rất ít doanh nghiệp sản xuất hay xuất khẩu. Tuy nhiên, để đa dạng hoá sản phẩm và khắc phục sự rạn nứt của gốm, Tân Phát đã mạnh dạn thiết kế, cho sản xuất mặt hàng này và xuất khẩu vào đầu năm 2003. Phần lớn vẫn là các sản phẩm dưới dạng chậu với tên gọi “chậu tôn giả gốm” nhưng màu sắc lại đẹp và phong phú hơn. Hiện mặt hàng này chỉ xếp thứ hai sau gốm.
Chương 2 :Tình hình thực hiện hợp đông xuất khẩu gốm mỹ nghệ tại Tân Phát
Tỷ trọng của mặt hàng này về số hợp đồng thực hiện không lớn nhưng tỷ trọng
về giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu lại cao. Nguyên nhân là giá thành của mặt hàng tôn cao hơn gốm do vật liệu tôn cuộn và hoá chất làm màu có giá cao hơn đất
sét và bột màu dẫn đến giá trị xuất khẩu cao. Tình hình thực hiện hợp đồng cụ thể như sau :
— Năm 2003 : Số hợp đồng thực hiện là 25 hợp đồng, chiếm tỷ trọng 11,11%
với giá trị 245.354.122 USD, chiếm 18,51% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị trung bình mỗi hợp đồng là 9.712 USD/hợp đồng cao hơn giá trị trung bình mỗi hợp đồng
của mặt hàng gốm.
— Năm 2004 : Số hợp đồng thực hiện là 42 hợp đồng, tăng 17 hợp đồng so với
năm 2003, chiếm tỷ trọng 13,68% tổng số hợp đồng thực hiện và đạt 274.485,422
USD, chiếm tỷ trọng 18,28% về giá trị, tăng 111,87% so với năm 2003. Giá trị trung
bình là 6.500 USD/hợp đông.
— Năm 2005 : Số hợp đồng thực hiện là 162 hợp đồng, tăng 120 hợp đồng so với năm 2003, chiếm tỷ trọng 23,85% trong tổng số hợp đồng thực hiện. Về mặt giá
trị đạt 689.422,722 USD, chiếm tỷ trọng 25,79%, tăng 251,17% so với năm 2004. Giá trị trung bình là 4.250 USD/hợp đông.
Như vậy, dù tỷ trọng có thấp hơn tỷ trọng của gốm, nhưng tốc độ tăng lại ngày
càng cao, đặc biệt năm 2005 đạt tốc độ trên 50%, với tỷ trọng về số hợp đồng thực
hiện gấp 1.7 lần và về giá trị gấp 1.4 lân so với năm 2004. Chứng tỏ, các sản phẩm
tôn tráng kẽm trong tương lai sẽ theo kịp các sản phẩm gốm.
Tuy nhiên, giá trị của mặt hàng này lại chiếm thấp, chưa xứng với tiểm năng.
Vì vậy trong những năm sắp tới, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc kinh doanh các
sản phẩm tôn tráng kẽm cả về giá trị, tỷ trọng cũng như tốc độ tăng hàng năm.
" Mặt hàng đá mài :
Là mặt hàng được đưa vào xuất khẩu vào năm 2004, nhưng đá mài vẫn không
ngừng tăng lên về giá trị lẫn số hợp đồng thực hiện. Cụ thể:
Trang 37
Chương 2 :Tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gốm mỹ nghệ tại Tân Phát
— Năm 2004 : Số hợp đồng thực hiện là 17 hợp đồng, chiếm tỷ trọng 5,54% trong tổng số hợp đồng thực hiện và giá trị đạt 86.207,744 USD, chiếm tỷ trọng
5,74% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị trung bình là 5.070 USD/hợp đồng.
— Năm 2005 : Số hợp đồng thực hiện là 32 hợp đồng, tăng 15 hợp đồng so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 4,71% trong tổng số hợp đồng thực hiện. Về mặt giá trị
đạt 137.840,654 USD, chiếm tỷ trọng 5,15%, tăng 159,89% so với năm 2004. Giá trị trung bình là 4.307 USD/hợp đồng.
Nhìn chung, tỷ trọng theo số hợp đồng thực hiện thấp hơn tỷ trọng theo giá trị
là do vật liệu làm đá mài có giá thành cao. Vật liệu bao gồm xi măng, cát, đá mi và
bột màu. Mặt dù vật liệu làm các sản phẩm này thấp hơn các sản phẩm tôn, nhưng
lại cao hơn vật liệu làm các sản phẩm gốm, dẫn đến giá trị trung bình cao.
Ngoài ra, ta thấy năm 2005, tỷ trọng của mặt hàng này lại thấp hơn năm 2004
là do cơ cấu sản phẩm có biến đổi, công ty đưa vào xuất khẩu thêm sản phẩm nhựa.
Mặc dù tốc độ tăng cao xấp xỉ 60%, nhưng đây cũng chính là sản phẩm gây tốn thất cho công ty nhiều nhất vì tính khó vận chuyển của nó. Do đó, đến giữa năm 2006, mặt hàng này đang bị hạn chế về giá trị và số lượng hợp đồng.
" Nặt hàng nhựa :
Mặt hàng nhựa là mặt hàng có tỷ trọng thấp nhất trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Tân Phát do đây là mặt hàng mới được đưa vào xuất khẩu vào đầu năm
2005, còn mới mẽ với thị trường mỹ nghệ. Hiện chỉ có hai thị trường nhập khẩu mặt
hàng này là Hà Lan và Thụy Sĩ.
-_ Số lượng hợp đồng thực hiện là 27 hợp đông, chiếm 3,97% trong tổng số
hợp đồng thực hiện.
—_ Giá trị đạt 122.020,921 USD, chiếm 4,56% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu. Giá trị trung bình mỗi hợp đồng là 4.519 USD/hợp đồng cao hơn giá trị trung
bình của các mặt hàng khác. Lý do là nhựa và hóa chất có giá thành cao hơn đất hay
tôn, hay đá hay bột màu... dẫn đến giá thu mua cao làm cho giá trị trung bình mỗi
hợp đồng cao.
Chương 2 :Tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gốm mỹ nghệ tại Tân Phát
Với sản phẩm nhựa Tân Phát hiện đang có nhiều cơ hội nâng cao vị thế trên
thị trường. Vì các doanh nghiệp được xem là đối thủ cạnh tranh của Tân Phát thì hầu
như rất ít xuất khẩu mặt hàng này, trong khi đó Tân Phát lại ngày càng tạo thêm
nhiều mẫu mã đa dạng phong phú. Ngoài ra, với tính chất nhẹ, dễ vận chuyển, dễ
làm màu nên hầu hết các hợp đồng ký kết cho mặt hàng này đều thực hiện được
100%. Do đó, mặt hàng nhựa được xem là mặt hàng xuất khẩu tiểm năng của công
ty, và có thể thay thế dân các sản phẩm đá mài.
Ngoài ra với mục tiêu là đa dạng hóa sản phẩm, Tân Phát dự định sẽ chuyển
dịch cơ cấu mặt hàng bằng việc xuất khẩu thêm các sản phẩm nội thất như bàn, ghế bằng nhựa và mây. (phụ lục ).
Tóm lại : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Tân Phát đang thay đổi theo hướng
tích cực, cụ thể số hợp đồng thực hiện và giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đều
theo xu hướng tăng lên rõ rệt. Trong dài hạn, để đón nhận cơ hội và nâng cao hiệu
quả kinh doanh Tân Phát cần đi vào lĩnh vực sản xuất thay vì chỉ tự thiết kế và thu
mau từ các cơ sở sản xuất khác.