Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

Một phần của tài liệu Áp dụng PP dạy học thực hành luyện tập để giải toán có lời văn (Trang 27 - 35)

I/-Mục tiêu

Biết giải toán về đại lượng tỉ lệ thuận bằng phương pháp rút về đơn vị. II/-Chuẩn bị

-Phiếu bài tập -Bảng phụ

III/-Các hoạt động dạy học 1-Kiểm tra bài cũ

1 *Mục tiêu : kiểm tra lại yêu cầu hiểu biết của học sinh về đại lượng tỉ lệ thuận là : Biết hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau , khi giá trị của đại lượng này tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu lần thì giá trị tương ứng của đại lượng kia cũng tăng (hay giảm đi) bấy nhiêu lần và nhận ra các đại lượng tỉ lệ thuân.

*Hình thức hoạt động :

Gọi vài học sinh đứng tại chỗ, nêu cách tính và kết quả trong từng trường hợp của bài 3 và bài 4. Sau đó nêu kết luận về đại lượng tỉ lệ thuận.

Bài 3 : Mỗi học sinh giỏi được thưởng 5 quyển vở. Tính số quyển vở thưởng cho 2 học giỏi, 3 học sinh giỏi, 4 học sinh giỏi.

Có thể nói số học sinh giỏi và số quyển vở được thưởng là hai đại lượng tỉ lệ thuận không ? Tại sao ?

Bài 4 : Mỗi học sinh trồng được 2 cây. Tính số cây trồng được của 5 học sinh, 10 học sinh, 15 học sinh.

Số học sinh trồng cây và số cây trồng được là hai đại lượng tỉ lệ thuận, vì sao?

2-Bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1 *Mục tiêu

Nhận biết về toán tỉ lệ thuận và biết giải toán bằng phương pháp rút về đơn vị.

Hoạt động cá nhân và cả lớp +GV gọi 1 học sinh đọc bài toán

+GV cho học sinh lên bảng tóm tắt đề toán . GV ghi tóm tắt lên bảng

4 giờ : 16 km 3 giờ : ? km

+GV nêu : ở lớp Bốn, ta đã học giải các bài toán hợp có liên quan đến việc rút về đơn vị. Bài toán này thuộc loại đó. Hôm nay chúng ta giải toán tỉ lệ thuận bằng phương pháp rút về đơn vị.

a.Phân tích đề toán :

+GV hỏi : Bài toán này người ta đã cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất và 1 giá trị của đại lượng thứ 2 là những đại lượng nào?

+GV hỏi : bài toán bắt ta tìm gì ?

+GV hỏi : Ở bài toán này có hai đại lượng là thời gian đi và quãng đường đi được. Ta thấy hai đại lượng này có quan hệ thế nào với nhau ?

+GV nêu : Nếu biết 1 giờ đi được bao nhiêu km thì khi biết số giờ đi, ta sẽ tính ngay được quãng đường đi được.

Vậy ở bài toán này muốn tính 1 giờ đi được bao nhiêu km trước hết ta phải làm gì ?

+GV cho vài HS tính nhẩm và nêu kết quả trước lớp

+GV nhấn mạnh : “Đây là bước rút về đơn vị” (tìm quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian).

b.GV cho học sinh rút ra các bước giải của bài toán :

-Cả lớp đọc thầm bài toán -HS tóm tắt đề toán : 4 giờ : 16 km 3 giờ : ? km

-HS : đại lượng thứ nhất : 4 giờ và 16 km và một giá trị của đại lượng thứ hai : 3 giờ (Vài HS khác nhắc lại) -HS : tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai : số km đi trong 3 giờ ( HS khác nhắc lại).

-HS : là hai đại lượng tỉ lệ thuận (vài HS khác nhắc lại). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-HS : tính xem 1 giờ đi được mấy km ( Vài HS khác nhắc lại).

-HS tự nhẩm và nêu kết quả trước lớp 16 : 4 = 4 (km)

-Vài HS nhắc lại.

-Học sinh rút ra các bước giải, GV ghi bảng lớp và nhiều HS nhắc lại. Gồm có 2 bước :

c.Giải toán :

GV cho HS giải vào nháp.

Gọi 1 HS lên trình bày bày giải trên bảng lớp

GV sửa chữa cách trình bày của học sinh về lời văn và phép tính (nếu có sai) và củng cố lại cách trình bày bài giải

Bước 1 : Tìm 1 giờ đi được mấy km ? ( của đại lượng thứ nhất ), ( bước này gọi là bước rút về đơn vị)

Bước 2 : Tìm 3 giờ đi được bao nhiêu km ? ( của đại lượng thứ hai) -HS giải vào giấy nháp.

-HS trình bày trước lớp. Cả lớp quan sát và so sánh bài làm của mình với bài làm của bạn đã giải trên bảng lớp.

Tóm tắt :

4 giờ : 16 km 3 giờ : ? km Giải

Trong 1 giờ người đó đi được : 16 : 4 = 4 (km)

Trong 3 giờ người đó đi được : 4 x 3 = 12 (km)

Đáp số : 12 km Hoạt động 2 : luyện tập

*Mục tiêu

Giúp học sinh nhận biết toán về đại lượng tỉ lệ thuận và giải bằng phương pháp rút về đơn vị.

*Hình thức hoạt động

HS thảo luận nhóm nhỏ và làm bài tập trên vở.

+Bài tập 1 : thảo luận nhóm theo yêu cầu sau :

-Xác định được hai đại lượng nào tỉ lệ thuận với nhau

-Rút ra được các bước giải

-Rút ra bước giải nào là bước rút về đơn vị

-Cách trình bày bài giải

-Hai HS ngồi cùng bàn sẽ thảo luận và trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV.

Hoạt động 3 : giải bài tập 2 *Mục tiêu :

Học sinh tự giải bài tập theo như hoạt động 2

*Hình thức hoạt động ;

Học sinh tự giải vào vở và trình bày trước lớp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-GV lưu ý HS về bước rút về đơn vị ở mỗi bài.

-GV quan sát HS làm bài để có hướng giúp đỡ những HS gặp khó khăn khi giải.

-GV gọi 1 HS lên trình bày bài giải trên bảng lớp.

-Khi HS giải xong và lúc 1 HS giải bài trên bảng, GV quan sát bài làm của HS để biết mức độ làm bài đúng của của học sinh về câu lời giải và cách ghi phép tính trong bài giải.

-Học sinh lần lượt tự giải bài tập vào vở của mình.

-HS theo dõi và so sánh bài giải của mình với bài giải của bạn trên bảng lớp

Hoạt động 4 : Làm trên phiếu bài tập *Mục tiêu :

Giúp học sinh làm quen với phiếu bài tập với hình thức trắc nghiệm.

*Hình thức hoạt động :

Mỗi em làm độc lập trên 1 phiếu bài tập

GV hướng dẫn cách làm trong phiếu bài tập. GV chấm 1 số bài và nhận xét kết quả bài làm của HS. -HS làm và nộp về cho GV chấm. Hoạt động 5 Củng cố và dặn dò

-GV hướng dẫn phân tích đề toán 4 ( bài tập về nhà làm )

+Đề toán có 3 đại lượng

+Bài toán đã cho biết 2 giá trị của đại lượng thứ nhất ?

+HS sẽ trả lời theo yêu cầu hướng dẫn của GV

+Một giá trị của đại lượng thứ hai ? +Bài toán bắt ta tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai

Từ phân tích tich trên GV hướng dẫn cho học sinh tự tóm tắt và hình thành giải theo hai bước sau (GV ghi bảng lớp):

? m vải để may 1 cái quần 60 m vải may được ? cái quần -GV hỏi thế nào là bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.

-GV nhận xét tiết học, khen thưởng học sinh tích cực , động viên các em còn nhút nhát chưa dám mạnh dạn phát biểu.

-( 24 cái quần và 48 m vải) -( 76 m vải)

-( số cái quần may được từ 60 m vải) -HS nói tóm tắt :

HS tóm tắt đề tóm như sau : 48 m vải : 24 cái quần 76 m vải : ? cái quần -HS trả lời (vài học sinh nhắc lại)

Hiệu trưởng Người dạy

THIẾT KẾ BAØI HỌC THỨ HAI BAØI TOÁN VỀ TỶ LỆ NGHỊCH I/-Mục tiêu

-Nhận ra bài toán có dạng đại lượng tỉ lệ nghịch.

Biết giải toán về đại lượng tỉ lệ nghịch bằng phương pháp rút về đơn vị. II/-Chuẩn bị

-Bảng phụ -Phiếu học tập

III/-Các hoạt động dạy học 1/.Kiểm tra bài cũ :

*Mục tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

–Giúp học sinh củng cố về đại lượng tỉ lệ nghịch.

–Biết hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau khi giá trị của đại lượng này tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu lần thì giá trị tương ứng của đại lượng kia giảm đi (hay tăng lên) bấy nhiêu lần.

*Hình thức hoạt động : Hoạt động cá nhân và cả lớp

–GV gọi lần lượt HS đọc bài giải của bài tập về nhà : bài 3 và 4 –Cả lớp nhận xét và so sánh bài làm của mình .

–GV hỏi thêm : Ở bài tập 3 có thể gọi số kg gạo ăn trong mỗi ngày và số ngày ăn hết 20 kg gạo là hai đại lượng tỉ lệ nghịch không ? Tại sao ?

2/.Dạy bài mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về phương pháp rút về đơn vị

*Mục tiêu :

Nhận biết về toán tỉ lệ nghịch và biết giải toán bằng phương pháp rút về đơn vị.

*Hình thức hoạt động

Hoạt động cá nhân và cả lớp +GV gọi 1 học sinh đọc bài toán

+GV gọi 1 HS tóm tắt bài toán (HS trả lời GV ghi bảng lớp )

4 ngày : 6 người 3 ngày : ? người

+GV hỏi đây là bài toán thuộc loại toán gì ?

+GV hướng dẫn học sinh phân tích đề toán

a.Phân tích đề toán :

+GV hỏi : Bài toán này người ta đã cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất và 1 giá trị của đại lượng thứ 2 là những đại lượng nào?

+GV hỏi : bài toán bắt ta tìm gì ?

+GV hỏi : Ở bài toán này có hai đại lượng là số ngày làm việc và số người để làm xong một công việc dã định. Ta thấy hai đại lượng này có quan hệ thế nào với nhau ?

+GV nêu : Nếu biết 1 người đắp xong nền nhà bao nhiêu ngày thi khi biết số ngày đắp xong nền nhà, ta sẽ tính ngay số người cần đắp.

Vậy ở bài toán này muốn tính 1 người đắp xong nền nhà thì mất bao nhiêu ngày thì ta phải làm gì ?

+GV cho vài HS tính nhẩm và nêu kết quả trước lớp +GV nhấn mạnh : “Đây là bước rút về -HS đọc thầm bài toán -HS tóm tắt : 4 ngày : 6 người 3 ngày : ? người -HS trả lời :

Toán về đại lượng tỉ lệ nghịch . (vài học sinh nhắc lại)

-Học sinh trả lời và nhiều HS khác nhắc lại

-HS : Đại lượng thứ nhất : 4 ngày và 6 người và một giá trị của đại lượng thứ hai : 3 ngày

-HS trả lời và nhiều HS khác nhắc lại Tìm một giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai : số người cần đắp nền nhà trong 3 ngày

-Học sinh trả lời và nhiều HS khác nhắc lại

Là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

-Học sinh trả lời và nhiều HS khác nhắc lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính xem 1 người đắp xong nền nhà trong bao nhiêu ngày.

đơn vị” (tìm 1 người đắp xong nền nhà trong bao nhiêu ngày).

b.GV hướng dẫn cho học sinh rút ra các bước giải của bài toán (HS trả lời GV ghi bảng ):

Gồm có 2 bước :

Bước 1 : Tìm xem 1 người đắp xong nền nhà thì hết bao nhiêu ngày ( của đại lượng thứ nhất ), ( bước này gọi là bước rút về đơn vị)

Bước 2 : Tìm số người cần đắp xong nền nhà trong 3 ngày ? ( của đại lượng thứ hai)

c.Giải toán :

GV cho HS giải vào nháp.

Gọi 1 HS lên trình bày bày giải trên bảng lớp

GV sửa chữa cách trình bày của học sinh về lời văn và phép tính ( nếu có sai) và củng cố cách trình bày bài giải.

-Học rút ra các bước giải GV ghi bảng lớp và nhiều HS nhắc lại.

Gồm 2 bước giải :

+Bước 1 : Tìm xem 1 người đắp xong nền nhà thì hết bao nhiêu ngày ( của đại lượng thứ nhất ), ( bước này gọi là bước rút về đơn vị)

+Bước 2 : Tìm số người cần đắp xong nền nhà trong 3 ngày ? ( của đại lượng thứ hai)

-HS giải vào giấy nháp.

-1 HS trình bày trước lớp. Cả lớp quan sát và so sánh bài làm của mình với bài làm của bạn đã giải trên bảng lớp. Tóm tắt 4 ngày : 6 người 3 ngày : ? người

Giải

1 người đắp xong nền nhà trong : 4 x 6 = 24 (ngày)

Số người cần đắp xong nền trong 3 ngày :

24 : 3 = 8 (người)

Đáp số : 8 người Hoạt động 2 : luyện tập

*Mục tiêu :

Giúp học sinh nhận biết toán về đại lượng tỉ lệ nghịch và giải bằng phương pháp rút về đơn vị.

*Hình thức hoạt động :

HS thảo luận nhóm đôi và làm bài tập trên vở.

-Hai HS ngồi cùng bàn sẽ thảo luận và làm vào vở

Thảo luận nhóm theo yêu cầu sau : -Xác định được hai đại lượng nào tỉ lệ nghịch với nhau

(số kg gạo trong mỗi bao và số bao đựng đựng được)

-Rút ra được các bước giải

-Rút ra bước giải nào là bước rút về đơn vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Tìm số bao gạo nếu đóng mỗi bao 1kg gạo)

-Cách trình bày bài giải

Một phần của tài liệu Áp dụng PP dạy học thực hành luyện tập để giải toán có lời văn (Trang 27 - 35)