- Phòng nhân sự: Do tình trạng thiếu nhân viên kinh doanh và định hướng mở rộng kênh phân phối nên cần tuyển thêm nhân viên kinh doanh. Số lượng tùy theo số lượng công việc và định hướng phát triển kênh của phòng kinh doanh. Phòng nhân sự giúp tìm kiếm, tuyển dụng những nhân viên phù hợp với các việc đã nêu ở phần biện pháp đề xuất. - Cần có chuyên viên về tổ chức và quản trị kênh phân phối ở thị trường. Khi lập chiến lược phát triển thị trường cần có sự tham gia tương tác giữa các phòng ban có liên quan vì khi có sự kết hợp giữa bộ phận lập chiến lược và các bộ phận có liên quan trực tiếp sẽ tạo ra những ý kiến khách quan, toàn diện, khi hệ thống phân phối được hình thành sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
- Bộ phận phụ trách đơn hàng: Phải chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng chứ không chỉ chú trọng chăm sóc khách hàng hiện tại. Nếu gặp khó khăn phải mạnh dạn đề xuất lên cấp trên để được hỗ trợ.
- Bộ phận phụ trách siêu thị: Lập kế hoạch chăm sóc các siêu thị có khả năng tiêu thụ hàng hóa nhanh, lượng khách nhiều, mặt bằng rộng. Bảo đảm sản phẩm luôn có mặt đầy đủ và đa dạng trong hệ thống siêu thị hiện tại. Nếu khả năng không thực hiện tốt việc bảo đảm bảo hàng hóa
luôn đầy ắp trong siêu tất cả các siêu thị thì nên tạm thời thu hẹp mạng lưới và tập trung theo chiều sâu.
Bộ phận phụ trách cửa hàng: xác định mục tiêu hàng đầu là giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu nên cần xây dựng và đào tạo một lượng nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, tình hình kinh tế dự báo có nhiều chuyển biến lớn sẽ tác động đến hành động của doanh nghiệp. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, đây chính là sân chơi thật sự của nền kinh tế thị trường. Trong khi đó các cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước chậm đổi mới, thiếu năng động. Do đó, việc phân tích và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động phân phối là một điều hết sức quan trọng. Từ đó đưa ra đánh giá thiết thực và trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả cho việc triển khai thực hiện kế hoạch phân phối của doanh nghiệp ra đến thị trường nguời tiêu dùng. Một công ty kinh doanh thành công phải xây dưng được chến lược Marketing Mix đúng đắn, ngoài các chiến lược về giá, sản phẩm, chiêu thị, thì phân phối cũng góp một phần quyết định vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhìn chung hoạt động phân phối của công ty hiện nay đã có hiệu quả, công ty đã chọn được kênh phân phối đúng đắn, biết tập trung nguồn lực vào kênh phân phối nào, đã xác định được kênh phân phối chủ lực của công ty. Qua quá trình tìm hiểu cũng như trong quá trình thu thập số liệu cho thấy, hiện nay Quang Thành Đạt phân phối sản phẩm qua các kênh: hệ thống các siêu thị, hệ thống chợ, cửa hàng tự doanh, hệ thống dược mỹ phẩm, trong đó hệ thống chợ chiếm doanh số cao nhất trong tổng doanh thu. Nhìn chung, kênh hiện tại cũng được hình thành qua quá trình tìm kiếm nhà phân phối, nó được hình thành tự phát chứ chưa có người quản lý và thiết kế kênh thật sự. Trong quá trình hoạt động, công ty đã đạt được những thành công như công ty đã bao phủ được hầu hết các tỉnh thành ở khu vực Bắc miền Trung, số lượng các đại lý phân phối tương đối nhiều trong đó có nhiều khách hàng truyền thống mang lại doanh thu rất lớn cho công ty. Hàng hóa của Quang Thành Đạt phân phối đều ở các đối tượng khách hàng. Công ty đã giải quyết tốt bài toán chi phí, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, được trang bị tốt các kỹ năng, kiến thức phục vụ tốt công tác bán hàng. Công ty đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống kho bãi, đảm bảo việc lưu trữ hàng hóa và giao hàng tới đại lý một cách nhanh nhất. Hoạt động phân phối của Quang Thành Đạt tương đối hiệu quả. Bên cạnh việc đạt được một số thành tựu, công
ty vẫn còn một số hạn chế như thiếu đội ngũ nhân viên quản lý và bán hàng, năng lực cạnh tranh của công ty còn yếu, chưa định vị được thương hiệu Quang Thành Đạt đối với khách hàng, các cửa hàng tự doanh còn hoạt động yếu kém, chưa phát huy hết tiềm năng cũng như sức mạnh của hệ thống cửa hàng tự doanh. Từ việc phân tích thực trạng kênh phân phối của Quang Thành Đạt, tôi có đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kênh phân phối như tăng cường đội ngũ nhân viên quản lý, tìm hiểu về thông tin thị trường, hay phát huy lợi thế của các cửa hàng tự doanh để bán sản phẩm, xây dựng chiến lược giá và chiến lược quản cáo phù hợp. Với một số biện pháp trên, tôi hy vọng công ty sẽ có chính sách hợp lý nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kênh phân phối của mình, góp phần thúc đẩy công ty ngày một phát triển.