4. 2.Vài nét sơ lược về VN.
4.3.1. Từ góc độ của MNCs.
4.3.1.1. Lợi thế:
MNCs thường có năng lực tài chính và khả năng huy động vốn cao, trong khi đó các lĩnh vực đầu tư trong nước đôi khi lại không đủ hấp dẫn. Chính vì vậy, các MNC thường tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư khả thi ở nước ngoài, đặc biệt là ở những nước khan hiếm vốn – nơi mà chi phí sản xuất thấp hoặc rất thấp, từ đó nâng cao năng suất cận biên của vốn đầu tư (phần có thêm trong tổng số đầu ra mà 1 nhà SX có được do dùng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất). Do đó, lợi nhuận cũng sẽ được tối đa hố.
Một ngun nhân khác khiến các MNC đầu tư ra nước ngoài là để nâng cao năng lực cạnh tranh. Lợi thế độc quyền, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm do khai thác nguồn nguyên liệu và lao động rẻ.Cụ thể là, khi 1 sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hố trong chu kì phát triển, sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty đối thủ, lúc này cơng ty phải tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh
cho sản phẩm của mình. 1 trong những cách có thể làm là chuyển sang sản xuất sản phẩm ở những nước có chi phí sản xuất thấp hơn. Và Việt Nam, nơi mà giá nhân cơng và các chi phí đầu vào được đánh giá là tương đối rẻ sẽ là 1 điểm đến thích hợp cho các MNC. Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đối với các doanh nghiệp nước này hoạt động ở nước ngoài đã cho thấy Việt Nam vượt Trung Quốc và Ấn Độ xét về tiêu chí giá nhân cơng rẻ. Việt Nam cũng vượt xa Brazil, Nga và Thái Lan - những điểm đến vốn được các công ty Nhật Bản ưa chuộng. Theo khảo sát của Tổ chức Thương mại Hải ngoại Nhật Bản (JETRO), vào thời điểm Tháng 11/2006, mặt bằng lương trung bình của lao động thơng thường tại Hà Nội vào khoảng 87-98$/tháng. Trong khi đó, con số này ở TPHCM là 122- 126$/tháng. Các con số này tỏ ra khá cạnh tranh với mức 164$/tháng tại Thái Lan hay 133-146$/tháng tại khu vực Quảng Châu – Trung Quốc. Mặc dù theo số liệu thống kê của Navigos Group, mức lương trung bình tại Việt Nam đã tăng 19.5% trong khoảng thời gian từ Tháng 04/2007 đến Tháng 03/2008, giá cả thuê mướn nhân công tại Việt Nam vẫn được đánh giá là khá cạnh tranh.
Ngoài ra, 1 số nước phát triển có khối lượng xuất khẩu khổng lồ sang các nước khác, đôi khi là áp đảo so với sản phẩm cùng loại của các công ty trong nước sản xuất. Chính vì vậy, các nước chủ nhà thường có các biện pháp để bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước, các cơng ty khi xuất khẩu hàng hố vào sẽ gặp phải trở ngại đáng kể. Do đó, 1 cách dễ dàng hơn, đó là họ đầu tư trực tiếp vào các nước này, sản xuất và bán sản phẩm tại chỗ, tránh được các rào cản của những biện pháp bảo hộ mậu dịch. Điển hình như 1 số công ty sản xuất ô tô danh tiếng trên thế giới đã bắt đầu mở nhà máy sản xuất trực tiếp ở nước ta (Ford, Toyota…) để tránh các mức thuế suất nhập khẩu khá cao đánh vào loại sản phẩm này. Cụ thể là: Đối với mặt hàng ô tô, năm 2010, mức cam kết WTO đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi cụ thể là: loại chạy xăng, từ 2500 cc trở lên là 80,5%; xe chạy xăng dưới 2500 cc và xe chạy diessel có cam kết trần là 87%; xe ơ tơ 4 bánh 2 cầu chủ động có mức cam kết trần là 77%. Mức thuế nhập khẩu đối với các ô tô này năm 2009 là 83%. Để góp phần hạn chế nhập
siêu, ổn định kinh doanh và ít tác động nhất về thay thế thuế suất, Bộ Tài chính điều chỉnh bằng các mức trần WTO của năm 2010 đối với xe chạy xăng trên 2500cc và xe 4 bánh 2 cầu chủ động (xe chạy xăng, từ 2500cc trở lên là 80%; xe ô tô 4 bánh 2 cầu chủ động là 77%), các loại xe chạy xăng dưới 2500 cc và chạy diesel giữ nguyên mức hiện hành của năm 2009 là 83% để tránh việc thay đổi lớn và không chênh lệch so với các loại công suất lớn. Đây là 1 trong những mặt hàng bị đánh thuế nhập khẩu thuộc loại cao nhất ở Việt Nam.
Một lợi ích dễ thấy khác của đầu tư FDI sang nước ngoài là mở rộng được thị trường, mở rộng quảng bá hình ảnh thương hiệu đến với người dân nước tiếp nhận đầu tư, tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, lấy đó làm bàn đạp để thâm nhập váo các thị trường lân cận trong khu vực. VD các nước xung quanh VN như Singapore, Malaysia, Thailand, Trung Quốc…
Đa dạng hoá rủi ro lại là 1 lợi ích khác mà các MNC có được khi đầu tư vào nhiều nước khác nhau (các rủi ro về tỷ giá, rủi ro lạm phát, lãi suất hay rủi ro về các chính sách giới hạn nguồn thu nhập chuyển về nước ở các công ty con đặt trên nhiều quốc gia…).
4.3.1.2. Bất lợi.
Vấn đề chi phí đại diện là 1 trong những vấn đề đáng cân nhắc khi các MNC quyết định đầu tư ra nước ngồi. Khi lợi ích của cơng ty con mâu thẫn với lợi ích của cơng ty mẹ hay mâu thuẫn về lợi ích xảy ra giữa các cổ đơng với nhà quản lý đến 1 mức nào đó sẽ có khả năng gây ra thiệt hại khơng nhỏ.
Khơng dễ trong việc thích nghi với 1 mơi trường đầu tư mới, đặc biệt đối với hệ thống pháp luật cần phải nghiên cứu thật kỹ các điều khoản tránh vấp phải các vướng mắc trong vấn đề pháp lý.
Ngoài ra, nếu như các nước tiếp nhận đầu tư thường mong đợi vào 1 quy trình chuyển giao cơng nghệ từ các nhà đầu tư nước ngồi thì ngược lại, nguy cơ rị rỉ bí quyết sản
xuất hay bản quyền công nghệ luôn là 1 vấn đầ khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải thận trọng.
Khi đặt ra mục tiêu tạo sức ảnh hưởng hướng đến thâm nhập thị trường trong khu vực xung quanh nước tiếp nhận đầu tư thì đương nhiên cũng đồng nghĩa với nguy cơ khi có thơng tin xấu hoăc bất lợi thì cũng sẽ lan truyền rộng hơn và nhanh chóng hơn, tức là rủi ro cũng cao hơn.