hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Khiếu nại phát sinh từ hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước. Do đó, trách nhiệm giải quyết khiếu nại trước hết thuộc về cơ quan hành chính nhà nước, mà đứng đầu là thủ trưởng của cơ quan hành chính nhà nước. Nhận thức của những người có thẩm quyền, trách nhiệm đối với công tác giải quyết khiếu nại là tiền đề, cơ sở quan trọng để bảo đảm và nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại.
Để nâng cao trách nhiệm Thủ trưởng cơ quan hành chính trong công tác giải quyết khiếu nại cần thực hiện những biện pháp sau:
Căn cứ vào pháp Luật Khiếu nại, tố cáo phải xây dựng chế độ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân có thẩm quyền đối với công tác giải quyết khiếu nại. Chế độ trách nhiệm này phải quy định trong các chức năng, nhiệm vụ, quy chế, lề lối làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước. Thực tiễn hành chính cho thấy ở đâu mà chế độ trách nhiệm được xác định rõ rang, cụ thể thì ở đó hiệu quả quản lý được nâng cao.
Tiến hành xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đánh giá năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở đánh giá chế độ trách nhiệm giải quyết khiếu nại đã được thực hiện trong thực tế.
Xây dựng chế độ trách nhiệm công tác tiếp giải quyết khiếu nại gắn với chế độ trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động chỉ đạo, điều hành và công tác giải quyết khiếu nại là hai mặt công tác có gắn bó hữu cơ, mật thiết với nhau, cho nên chế độ trách nhiệm của hoạt động này cũng phải được gắn với nhau thành chế độ trách nhiệm chung của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước.