Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công Thương An Giang.pdf (Trang 62 - 64)

- Thể lệ tín dụng của Ngân hàng Công Thương Việt Nam:

2.6.1 Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, chi nhánh chưa chú trọng đúng mức xây dựng chiến lược kinh doanh. Một chiến lược kinh doanh cần được xây dựng trên sựđánh giá thực trạng của ngân hàng về vốn, tài sản, nhân lực, công nghệ… so với mức độ phát triển hiện tại của hệ thống ngân hàng trên thế giới, khu vực, trong nước và dựa vào xu hướng phát triển trong tương lai. Chưa xây dựng được hệ thống mục tiêu qua từng giai đoạn, các biện pháp khả thi để đạt được mục tiêu đó.

- Thứ hai, chưa quan tâm đúng mức chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng của NHCT.AG chưa được xây dựng, chưa tạo thành một ngân hàng có cơ cấu sản phẩm đa dạng. Các sản phẩm cho vay chủ yếu theo lối truyền thống. Hiện nay, chi nhánh có 2 khách hàng là DNNN, nhưng chiếm tỷ trọng dư nợ là 16,51%/tổng dư nợ

của chi nhánh (tính đến cuối năm 2007). Và tập trung ở ba ngành chính là thủy sản và

điện nước. Các doanh nghiệp này có quy mô lớn nhưng hiệu quả không cao so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nên có rủi ro lớn. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực phát triển năng động trong nền kinh tế và đang có sự phát triển đáng kể. Hơn nữa, tuy mức độ rủi ro của từng bộ phận cá biệt trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có thể cao hơn, nhưng do quy mô của mỗi đối tượng nhỏ và tính hệ thống thấp nên xét tổng thể rủi ro được phân tán và khả năng xảy ra rủi ro ở quy mô lớn là thấp.

63

- Thứ ba, năng lực của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế. Mà một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh đó là con người. Cán bộ tín dụng của chi nhánh có tới 95% có trình độ đại học. Phần lớn còn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Hiện còn có cán bộ tín dụng chưa nhận thức đầy

đủ phương châm lấy “phục vụ khách hàng” làm trọng. Trong những năm tới, dự báo khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở An Giang sẽ tiếp tục phát triển rất nhanh, đặc biệt số lượng khách hàng sẽ gia tăng cùng với xu hướng cổ phần hoá DNNN, thành lập các công ty TNHH, công ty cổ phần tư nhân. Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư

công nghệ, kỹ thuật ngày càng gia tăng. Trong thời gian tới thị trường chứng khoán vẫn chưa thể hoạt động hiệu quả, thì vốn tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ yếu cho nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Do đó, bài học cho việc tuyển chọn cán bộ tín dụng là: nếu cán bộ tín dụng không có tài thì không thể mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng được, còn nếu cán bộ tín dụng không có

đức thì chất lượng cho vay sẽ kém.

- Thứ tư, chất lượng thẩm định dự án đầu tư chưa cao. Dự án, phương án đầu tư

là căn cứ quan trọng để ngân hàng có thể xác định các yếu tố liên quan đến khoản tín dụng như tổng vốnđầu tư, lãi suất và thời gian đầu tư. Nhưng hiện nay, thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư là vấn đề càng khó đối với cán bộ ngân hàng. Do khả năng dự báo kém, thiếu sự nắm bắt tình hình thị trường. Mà nội dung của dự án gồm nhiều yếu tố

mang tính dự báo, đặc biệt đối với dự án trung và dài hạn, dự án đầu tư mới, hoặc dự

án có quy mô đầu tư lớn. Các chỉ tiêu hiệu quả như NPV, IRR đều được tính trên số

liệu của 3 đến 10 năm sau. Khi mà khả năng dự báo yếu, không nắm bắt được tình hình thị trường thì những dự tính trên chỉ làm cho đủ thủ tục, chẳng ai dám chắc đúng. Bản thân cán bộ trực tiếp cũng cảm thấy điều đó.

- Thứ năm, công tác kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng chưa đảm bảo chất lượng. Tình hình kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng tại chi nhánh còn mang

64

tính sơ sài, thiếu tính nghiệp vụ và chưa đánh giá được khả năng thu hồi nợ từ

khoản vay đã được kiểm tra. Có thể nói theo cảm nhận ban đầu, nhu cầu và dự kiến sử

dụng vốn vay của nguời vay dường như hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên, trong nhiều khoản vay thương mại, điều này lại không đúng như thế. Thông thường thì việc xác

định nhu cầu và mục đích sử dụng thực sựđối với khoản vay đòi hỏi phải có những kỷ

năng phân tích tốt về kế toán và tài chính doanh nghiệp. Về mặt này, nhiều cán bộ tín dụng còn mơ màng khi nhìn vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.

- Thứ sáu, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả. Chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với sự phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng. Về trình độ chuyên môn đối với cán bộ làm công tác kiểm soát đòi hỏi phải tinh thông về nghiêp vụ, nhưng hiện nay cán bộ kiểm soát của chi nhánh còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn, chưa tương xứng với công việc, chính vì vậy, có lúc kiểm soát vẫn không phát hiện được sai phạm trong hồ sơ tín dụng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công Thương An Giang.pdf (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)