Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công Thương An Giang.pdf (Trang 74 - 76)

- Chiến lược thị trường và thị phần: chi nhánh nên đẩy mạnh công tác nghiên c ứu thị trường, nắm bắt được diễn biến của nền kinh tế từđó có hướng đầu tư phù h ợ p

3.2.3.6 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng

Trong công tác thẩm định cho vay, CBTD ngân hàng cần áp dụng tốt các kỹ

thuật phân tích tín dụng, trong đó có nguyên tắc 6C.

Thứ nhất, đặc tính-tư cách người vay (Character). Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng và có thiện chí trả nợ

75

Thậm chí mục đích xin vay là tốt, song cán bộ tín dụng cũng cần xác định rõ thái độ

trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời câu hỏi trung thực, có thiện chí và nổ

lực hết sức để hoàn thành trả nợ vay khi đến hạn. Nếu phát hiện người xin vay giả dối trong kế hoạch sử dụng vốn vay và trả nợ nhưđã thỏa thuận thì cán bộ tín dụng phải từ

chối cho vay, nếu không sẽ gây ra rủi ro tín dụng. Việc đánh giá tư cách người vay phải

đầy đủ cả lịch sử (trước đó), hiện tại và hình ảnh của họ trong tương lai.

Thứ hai, năng lực của người vay (capacity). Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Trường hợp là pháp nhân vay vốn thì người đứng ra ký kết các hợp đồng là người đại diện pháp luật của pháp nhân đó (ghi rõ trong điều lệ công ty) hoặc người

được ủy quyền phải đúng theo quy định của pháp luật. Năng lực của người vay cần

đánh giá kỹ các năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, thu nhập của người vay (cash). Tiêu chí thu nhập của người vay cần tập trung vào câu hỏi: người vay có khả năng tạo ra tiền đủ trả nợ?. Nhìn chung, người vay có ba khả năng tạo ra tiền: luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập; từ

thanh lý tài sản; từ phát hành chứng khoán. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cần xem xét ưu tiên khả năng thu hồi nợ từ nguồn thu thứ nhất, đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để

trả nợ ngân hàng.

Thứ tư, đảm bảo tiền vay (collateral). Khi đánh giá khía cạnh đảm bảo tiền vay, cán bộ tín dụng phải tự hỏi: người vay sở hữu một giá trị nào hay tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ việc trả nợ ngân hàng?. Cán bộ tín dụng cần chú ý đến những yếu tố như: tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản bảo đảm.

Thứ năm, các điều kiện (conditions). Cán bộ tín dụng cần phải biết xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản vay.

76

Thứ sáu, kiểm soát (control). Cán bộ tín dụng cần tập trung vào những vấn

đề như: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không?.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công Thương An Giang.pdf (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)