Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng hoạt động cho vay tại BIDV Kon Tum.
4.1.4. Tình hình nợ quá hạn, nợ khó đòi:
Bảng 10: Một số chỉ tiêu nợ quá hạn của BIDV kon Tum
Đvt: trđ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Tổng tài sản 790.506 970.415
Tổng nguồn vốn huy động 490.565 620.213
Nợ quá hạn (NQH) 18.876 19.646
Tỷ trọng NQH/TDN 2,49% 2,09%
Nguồn: Báo cáo cuối năm 2009
Cấp tín dụng cho nền kinh tế không phải lúc nào NH cũng thu được nợ bằng với vốn gốc đã bỏ ra ban đầu mà luôn có rủi ro phía sau làm giảm lợi nhuận của NH. Tình hình nợ quá hạn (NQH) gia tăng đe dọa nghiêm trọng đến an ninh tài chính trong hoạt động kéo theo nhiều bất ổn trong cho NH. Vấn đề này đang được các nhà quản trị NH đi sâu nghiên cứu tìm biện pháp hạn chế trong khả năng của NH, đôi lúc NQH được xem là cái giá phải trả cho hoạt động kém hiệu quả của NH.
Thực tế xét về số lượng, nợ quá hạn tại Ngân hàng ĐT&PT Kon Tum tăng không đáng kể khoảng 770 trđ, so với tổng dư nợ cho vay tỷ lệ nợ quá hạn là 2,09%, tỷ lệ này thấp so với mức cho phép của NHNN (khoảng 4-5%). NH đang trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng TD, giảm tỷ lệ NQH xuống thấp, tỷ lệ NQH năm 2009 giảm tương đối nhưng số lượng nợ quá hạn vẫn tăng theo dư nợ cho vay, đi vào phân tích cơ cấu NQH tìm ra cách giải quyết là cần thiết.
Phân theo thời gian không trả được nợ NH, NQH được chia thành nợ quá hạn dưới 6 tháng (đến 180 ngày), nợ quá hạn từ 6 tháng đến 12 tháng (từ 181-360 ngày), nợ khó đòi (trên 12 tháng), nợ dưới 10 ngày, từ 10- 90 ngày.
Bảng 11: Phân loại nợ quá hạn
Đvt: trđ
Chỉ tiêu Năm 2008 2009 Tỷ trọng (2009)
Tổng dư nợ quá hạn 18.876 19.646 100,00%
NQH 180 ngày có khả năng thu hồi (TD trung hạn) 14.645 16.040 81,64% NQH 181-360 ngày có khả năng thu hồi (TD ngắn
Nợ khó đòi (TD ngắn hạn) 1921 1654 8,42%
Tỷ lệ NQH 2,49% 2,09% -
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2009 của BIDV Kon Tum.
Nợ quá hạn tăng là do NQH 180 ngày tăng thêm 1.386 trđ tương ứng 9,46%, nợ khó đòi, NQH( 181- 360 ngày) có chiều hướng giảm trong đó, NQH( 181-360 ngày) giảm 368 trđ; Nợ khó đòi giảm 267 trđ.
Phân tích nợ quá hạn tại BIDV Kon Tum:
NQH tăng do một phần tích lũy từ dư nợ quá hạn năm trước đẩy NQH tăng lên, thời gian 1 năm là quá ngắn không đủ cho NH xử lý nợ tồn đọng. Trong năm do nhiều lý do khác nhau khách hàng không trả được nợ như người vay mất tích hoặc chết, không có thiện chí hoàn nợ, gặp rủi ro ngoài ý muốn do thiên tai, biến động kinh tế,..mà trường hợp hay gặp phải là năng lực tài chính kém, sử dụng vốn vay không hiệu quả. Thời điểm năm 2009, nợ quá hạn 180 ngày chiếm 81,64% tập trung vào TD trung hạn nguyên nhân do:
DSCV tăng vọt, dư nợ cho vay công ty CP, TNHH và cho vay đối tượng cá nhân chiếm phần lớn trong dư nợ nên nhiều rủi ro tập trung ở đây. Cho vay DN bổ sung vốn lưu động cho SXKD theo chu trình sản xuất, theo thời vụ, hoặc mở rộng sản xuất gặp một số trở ngại do làm ăn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh với DN và hàng hoá nước ngoài yếu kém. Diễn biến kinh tế càng phức tạp tự do hoá kinh tế toàn cầu đang hoàn thiện, các DN trong nước chưa chuẩn bị ứng phó với thay đổi xu thế như cải tiến công nghệ nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm tạo bước phá mới bị đào thảy khỏi thị trường trong thời buổi kinh tế mở; làm ăn thua lỗ tài chính của DN nhận được tài trợ từ NH không có đầu ra, không có nguồn trả nợ cho NH. Cuối cùng rủi ro này được sang sẽ cho NH làm tăng nợ quá hạn cho NH. Tùy theo tính chất của khoản nợ mà NH xếp các khoản nợ theo khả năng thu hồi khác nhau với hy vọng thu được nợ trong thời gian ngắn nhất.
Đối tượng khác hàng khác có thu nhập từ lương hoặc SXKD cá thể hộ gia đình vay chủ yếu là bổ sung vốn và tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc sống rủi ro cũng
không tránh khỏi. Khi chủ thể vay này giảm thu nhập, thất nghiệp, kinh doanh không hiệu quá rủi ro lại hướng về phía NH.
Hoạt động của NH là mạo hiểm để có lợi nhuận, nguy cơ tiềm ẩn từ phía khách hàng rất lớn ảnh hưởng đến HQTD của NH. Những nguyên nhân trên làm cho HQTD của NH giảm sút tăng NQH, nợ khó đòi cho NH. Những khoản NQH ở trên có những khoản có khả năng thu hồi trong cho vay ngắn hạn đang chờ toà án thụ lý hồ sơ, một số chuyển về cho chính quyền địa phương nhờ theo dõi, số còn lại là nợ khó đòi do đốt tượng vay còn sống hoặc đột tử. NH nắm giử tài sản thế chấp nhưng khả năng thu hồi khó vì việc phát mãi tài sản hiện nay không phải là dễ dàng có trường hợp kéo dài nhiều năm.