5.1. Kết luận
Tóm lại, trong quá trình đổi mới, hiện đại hoá và hội nhập, hệ thống NH đang đứng trước thử thách rất lớn là phải cải cách và nâng cao sức cạnh tranh, tuy nhiên nợ tồn đọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh và phát triển của NH. Vì thế, nâng cao hiệu quả tín dụng không còn là của riêng bật kỳ một ngân hàng mà là nỗi lo chung của hệ thống ngân hàng nói chung. Tùy từng ngân hàng có cách xử lý sao cho hiệu quả nhất, đem đến động lực trong cạnh tranh ngân hàng. Nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng là một trong những tiêu thức đánh giá tình trạng tài chính ổn định, an toàn, vững mạnh của NH. Từ đó NH có nhiều khách hàng uy tín tạo điều kiện đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ NH cũng như yêu cầu về chất lượng và tính tiện lợi.
Trong một thời gian không lâu nữa, những rào cản bảo hộ NH dần được tháo bỏ theo cam kết của Chính phủ Việt Nam trong lộ trình hội nhập. Bản thân NH đang cố gắng tăng cường hoạt động thực hiện đa dạng hoá dịch vụ NH, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế song hành cùng doanh nghiệp, nâng cao nguồn nhân lực thích ứng với điều kiệc công việc hiện tại cũng như chất lượng công nghệ thông tin phục vụ tốt cho quý khách hàng gần xa. Toàn thể cán bộ công nhân viên NH quyết tâm hướng tới một NH đa năng mà khách hàng đã gửi trọn niềm tin.
5.2. Kiến nghị
* Đối với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
- Việc giao kế hoạch hàng năm cho Chi nhánh, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cần quan tâm đến điều kiện, đặc điểm từng vùng, miền để giao cho hợp lý. Đặc biệt các chỉ tiêu tín dụng như: Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn; dư nợ thành phần kinh tế NQD…; giao kế hoạch thu nợ ngoại bảng theo khả năng của chi nhánh để tạo điều kiện cho Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đề nghị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thành lập thêm một phòng giao dịch tại cửa khẩu Bờ Y, Ngọc Hồi khi đủ điều kiện.
* Đối với chính quyền địa phương
- Quan tâm chỉ đạo và quản lý sát sao hoạt động của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn, xác định rõ các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, danh mục các dự án và công trình trọng điểm của địa phương. Có như vậy ngân hàng mới chủ động mạnh dạn tiếp cận và lựa chọn các dự án, đơn vị kinh doanh hiệu quả để đầu tư.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xử lý nhanh chóng các thủ tục hành chính như hồ sơ đất đai, giấy phép kinh doanh… để có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của Ngân hàng, thuận tiện cho hoạt động cho vay. Ngoài ra, chính quyền nên có chính sách ưu đãi về thuế và các chính sách tài trợ khác cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đang được chú trọng phát triển tại địa phương như thủy điện, công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu và các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cửa khẩu…
- Chú trọng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đối với các đơn vị chịu sự quản lý của chính quyền địa phương.
- Cần có sự phối hợp giữa các cấp các ngành để nhận được ý kiến chỉ đạo cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức vay vốn đảm bảo phát triển theo đúng chiến lược của tỉnh nhằm phát huy thế mạnh của địa phương.
* Đối với Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Kon tum
- Đào tạo nâng cao trình độ CBCNV thường xuyên, phải tăng cường hơn nữa những đợt tập huấn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, giao lưu học hỏi thêm kinh nghiệm của các đơn vị trong ngành.
- Cải tiến các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của chi nhánh và nhanh chóng khắc phục những sai sót. Thường xuyên đôn đốc nhắc nhở và có hình thức khen thưởng kịp thời đối với từng cán bộ.
- Chi nhánh cần tổ chức hội nghị khách hàng thường xuyên hơn để tạo nên uy tín và mối quan hệ thân thiết với khách hàng, thu thập các ý kiến của các khách hàng để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.