Mối quan hệ giữa thâu tóm và sáp nhập với năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf (Trang 28 - 29)

thất và đề ra các giải pháp rất quan trọng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại và đảm bảo việc sáp nhập đạt hiệu quả cao nhất.

Vì thế tác giả xin đưa ra dưới đây một vài biện pháp thực hiện nhằm khuyến nghị các ngân hàng đang trong quá trình chuẩn bị thực hiện thâu tóm và sáp nhập.

1.4 Mối quan hệ giữa thâu tóm và sáp nhập với năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngân hàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng như: (i) năng lực tài chính: quy mô tổng tài sản, qui mô vốn tự có và các chỉ số phản ánh hiệu quả trong kinh doanh như chất lượng tài sản nợ, tài sản có..., (ii) nguồn nhân lực, (iii) công nghệ thông tin, (iv) tính đa dạng và độc đáo của sản phẩm dịch vụ, (v) hệ thống khách hàng...

Hoạt động thâu tóm và sáp nhập làm cho năng lực tài chính của ngân hàng tốt hơn hai ngân hàng cộng lại, nguồn nhân sự đông hơn nên có điều kiện lựa chọn được đội ngũ nhân sự tốt, hệ thống công nghệ thông tin được cải thiện do nguồn lực tài chính dồi dào hơn, hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn và hệ thống khách hàng lớn hơn từ những kết quả do thâu tóm và sáp nhập mang lại đó sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.

Ngược lại, khi ngân hàng tạo ra năng lực cạnh tranh đủ mạnh thì hàm ý rằng năng lực tài chính rất tốt dẫn đến muốn gia tăng thị phần hơn nữa, muốn có đội ngũ nhân sự tốt hơn, các ngân hàng này sẽ tìm kiếm các ngân hàng mục tiêu để thâu tóm và sáp nhập nhằm đáp ứng mục tiêu của mình.

Do vậy thâu tóm và sáp nhập với năng lực cạnh tranh của ngân hàng có quan hệ mật thiết qua lại với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau.

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)