Môi trường pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động thâu tóm và sáp nhập

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf (Trang 62 - 65)

doanh nghiệp ở Việt Nam

Luật Đầu tư năm 2005 coi hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp là một hình thức đầu tư trực tiếp. Luật này qui định “đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Điều 25 có ghi: “ Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh. Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật này, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Luật doanh nghiệp 2005, điều 152, 153 qui định: “Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.

“Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.

Luật Cạnh tranh 2004, cũng có qui định về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp tại mục 3 Điều 17:

- “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất.

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”

Theo quy định tại điều này, các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp là các hành vi tập trung kinh tế, các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan.

Đối với các hoạt động mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài được qui định tại Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 03 năm 2003 về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các

doanh nghiệp Việt Nam quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam tối đa là 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam. Và quyết định 238/2005/QĐ-TTg, tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Đối với lĩnh vực tài chính-ngân hàng, theo nghị định 69/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các ngân hàng Việt Nam, mức sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt qua 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam (dự kiến trước kia là 20%). Nghị định cũng quy định tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Để một ngân hàng trong nước bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài thì ngân hàng đó phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài muốn mua cổ phần phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm trước của năm đăng ký mua cổ phần. Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong và ngoài nước) tối thiểu sau năm năm kể từ khi trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong ngân hàng Việt Nam.

Đồng thời cũng theo dự thảo Qui chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài thì cũng có nêu: tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua không quá 30% vốn cổ phần của công ty đại chúng, 49% vốn cổ phần của doanh nghiệp niêm yết. Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Qui chế này. Như vậy, hiển nhiên hoạt động mua bán và sáp nhập

doanh nghiệp sẽ bị điều chỉnh bởi những qui định khác nữa mà Chính phủ Việt Nam chưa ban hành. Điều này sẽ làm cho hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp rất khó định hướng và định lượng được thời gian của mỗi thương vụ.

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)