Thực trạng về sản phẩm dịch vụ của khối ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf (Trang 46 - 47)

Nhận thức về lợi thế so sánh của phát triển dịch vụ trong cạnh tranh hoạt động nên nhiều NHTM đang cố gắng hoàn thiện chất lượng sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế nhưng có sự tương thích ở thị trường Việt nam. Thu nhập từ dịch vụ tín dụng chiến tỷ trọng 82,5% và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng chiếm 14,8% so với tổng thu nhập Ngân hàng: trong đó thu nhập từ dịch vụ truyền thống như trao đổi tiền tệ, chiết khấu thương phiếu, bảo quản vật có giá, cho thuê két sắt, cung cấp tài khoản dịch vụ, các dịch vụ quản lý tài sản, thực hiện di chúc, quản lý danh mục đầu tư, ủy thác chi trả lương, ủy thác phát hành chứng khoán, thanh toán lãi trái phiếu, chi trả cổ tức. Đặc biệt là trong dịch vụ ngoại hối, phát hành thẻ tín dụng, thẻ ATM, dịch vụ trả lương… nhiều NHTM đã đề ra chiến lược tiếp cận và cung cấp trọn gói tất cả dịch vụ đối với một khách hàng giao dịch thay vì cung cấp những dịch vụ đơn lẻ theo nhu cầu của khách hàng như trước đây.

Ngoài ra các NHTM còn cung cấp tới khách hàng các dịch vụ khách hàng cá nhân riêng lẻ và độc đáo, ngoài kênh phân phối truyền thống này, đa phần các kênh phân phối đều mới xuất hiện cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như: Phone Banking-dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, Internet Banking, Mobile Banking. Mạng lưới ATM còn cho phép sử dụng các thẻ tín dụng quốc tế do các tổ chức quốc tế phát hành như Visa Card, Master Card, American express… tại Việt Nam.

Tuy nhiên, các dịch vụ này còn rất hạn chế do trình độ công nghệ thông tin chưa phát triển cũng như trình độ nhân lực chưa đáp ứng được mức độ phức tạp

của các sản phẩm, dịch vụ mới và khai thác các sản phẩm dịch vụ này một cách có hiệu quả.

Với cơ cấu sản phẩm dịch vụ hiện tại, khối NHTMCP Việt nam còn rất hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới và thay đổi cơ cấu doanh thu, đồng thời chất lượng sản phẩm còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong khi đó, ngân hàng nào cũng tuyên bố chiến lược phát triển của mình là trở thành tập đoàn tài chính mạnh, ngân hàng bán lẻ hàng đầu khi mà chất lượng sản phẩm dịch vụ còn kém xa các NHNNg – đối thủ tiềm năng giành giật thị phần của khối NHTMCP.

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf (Trang 46 - 47)