Quy mô vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam 2005-2009.doc (Trang 26 - 30)

Dựa trên cơ sở xem xét hoàn cảnh trong nước, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân, nước ta đã xem xét và cấp phép cho 28 dự án (tính đến tháng 3/2008) với tổng vốn đầu tư là 505.545.206 USD, bình quân 18.055.186

USD/ dự án. Dự án đầu tiên được cấp phép là vào ngày 31/8/1996 của Nhật Bản đầu tư vào phân phối hàng hóa nông sản tại huyện Lâm Đồng.

Bảng 5: Quy mô vốn FDI vào thị trường bán lẻ VN giai đoạn2006- 2010 0 20 40 60 80 100 120 2006 2007 2008 2009 2010

Quy mô vốn ( TrUSD)

Năm 2006 là năm nhiều dự án nhất đã được phê duyệt với tổng vốn đầu tư lên tới 106.450.000 USD, bình quân là 15.207.143 USD/dự án. Năm 2006 cũng là năm có nhiều tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới đầu tư vào Việt Nam như Lotte của Hàn Quốc, Mitsui của Nhật Bản. Tuy nhiên, năm có tổng vốn FDI lớn nhất vào lĩnh vực này lại là năm 2001 với 121.200.000 USD. đó là do năm 2001 tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức đã được phê duyệt dự án với 8 trung tâm bán buôn các loại hàng hóa. Tổng vốn đầu tư vào 8 trung tâm này lên tới 120 triệu USD. Tuy là trung tâm bán buôn nhưng tại Việt Nam hoạt động của nó có phần thiên về xu hướng bán lẻ.

Như vậy, cho đến nay,đã có 28 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam, ngoài một vài dự án lớn mới đầu tư trong một vài năm gần đây, nhìn chung quy mô của các dự án còn khá nhỏ. Vì thế, so với tổng lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này thì vốn FDI còn rất khiêm tốn.

Nếu như năm 2002, khu vực có vốn FDI có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 10.9 nghìn tỉ VNĐ trong tổng số 280.9 nghìn tỉ vốn đầu tư của cả ba khu vực, chiếm 3.9% tổng mức của cả nước thì cho đến năm 2005 thì lượng FDI đã tăng lên gần gấp đôi .Từ năm 2006 đền nay tỷ lệ nay luôn duy trì ở mức 9 – 10%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 25%/năm. năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 1.561,6 nghìn tỷ đồng; trong đó, tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước khoảng 93%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 7%; tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa qua kênh phân phối hiện đại là 35%, qua kênh phân phối truyền thống là 65%. 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 2009

Tư nhân, cá thể DN FDI

Nhà nước

Bảng 6 : Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2006-2009

Như vậy, xét về tỉ lệ vốn đầu tư của các khu vực vào lĩnh vực phân phố bán lẻ của Việt Nam hiện nay thì có thể thấy sự áp đảo của khu vực tư nhân. Số lượng của các doanh nghiệp phân phối trong nước cũng như các hộ kinh doanh

mặt tại Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn. Các tập đoàn tham gia vào lĩnh vực này thì nếu như không kể tới các tập đoàn phân phối chuyên doanh như Zen Plaza về thời trang, Lotteria, KFC, BBQ Chicken về đồ ăn, Medicare về sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, sẽ chỉ có khoảng 3 - 4 tập đoàn phân phối bán lẻ hàng hoá tiêu dùng tổng hợp là Metro Cash & Carry của Đức, Bourbon của Pháp và Parkson của Malaysia, Diamond Plaza của Hàn Quốc đang trực tiếp cạnh tranh trên thị trường bán lẻ ở Việt Nam thông qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm bán lẻ quy mô lớn. Trong đó, tập đoàn Parkson và Diamond Plaza mặc dù có thực hiện bán lẻ tổng hợp nhiều mặt hàng nhưng cũng chủ yếu là các dòng sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, quà tặng cao cấp. Trong khi đó, có tới hàng chục doanh nghiệp trong nước đã và đang tổ chức hoạt động kinh doanh phân phối của mình theo các hệ thống trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ kiểu này, và chưa kể đến khoảng 900 nghìn hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động ở khắp các vùng miền trong nước. Tuy nhiên, các tập đoàn này đang mở rộng thêm hệ thống của mình.

Bảng 7 : Số của hàng của các doanh nghiệp bán lẻ

STT Hãng Bán Lẻ

Số Lượng Cửa Hàng Trên Toàn

Quốc 1 Tập đoàn Metro Cash & Carry Của Đức 13 2 Tập đoàn Bourbon Pháp ( Chuỗi siêu thị Big C ) 14

3 Parkson của Malaysia 7

4 Tập đoàn Diamond Plaza của Hàn Quốc 1

5 KFC 80

6 Chuỗi bán hàng ăn nhanh Hàn Quốc, BBQ Chicken

14

Khi Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trường vào 1/2009 thì đã có rất nhiều tập đoàn bán lẻ tham gia đầu tư vào lĩnh vực này của Việt Nam. Đặc biệt là một tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh) cũng đang xúc tiến tìm hiểu về Việt Nam và lên kế hoạch đầu tư vào thới gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam 2005-2009.doc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w