Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam 2005-2009.doc (Trang 34 - 36)

cạnh tranh

Sau đổi mới, kinh tế nước ta đã dần được khôi phục và tăng trưởng, sản xuất phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về hàng hóa cũng tăng lên. Để kích thích thị trường bán lẻ của Việt Nam phát triển phục vụ người tiêu dùng, nhà nước ta đã cho phép những tập đoàn bán lẻ lớn được đầu

nước sẽ phải chịu nhiều sức ép về cạnh tranh hơn trước rất nhiều do phải cạnh tranh với ngày càng nhiều tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài, nhưng chính sức ép này cũng là áp lực và động lực để họ đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của mình trong môi trường cạnh tranh mới để phát triển một cách ổn định và bền vững hơn. Có thể một số doanh nghiệp phân phối nhỏ sẽ phải đóng cửa hoặc chuyển hướng kinh doanh nhưng nếu xét trên bình diện quốc gia, lợi ích và hiệu quả xã hội sẽ được nâng lên vì lúc này thị trường dịch vụ phân phối trong nước vẫn sẽ được bảo đảm đáp ứng bởi các doanh nghiệp mạnh hơn, kinh doanh hiệu quả hơn. Từ khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tự đổi mới hoạt động của chính mình. Một số doanh nghiệp phân phối lớn trong nước như Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Công ty Xuất nhập khẩu Intimex..., đặc biệt là Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc đổi mới phương thức quản lý và tổ chức kinh doanh, tạo được mối liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm, áp dụng qui trình kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ, đầu tư xây dựng và triển khai ứng dụng hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin hiện đại... Các nhà đầu tư trong nước vừa tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mở rộng mạng lưới phân phối của mình vừa tăng cường hợp tác đầu tư chiều sâu để tạo ra những mô hình hợp tác, liên doanh có quy mô lớn. Quá trình này sẽ có thể diễn ra với tốc độ rất nhanh do sức ép về cạnh tranh đã được nhận biết rộng rãi trong các doanh nghiệp phân phối trong nước. Hơn nữa, trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đổi mới chính mình mà còn tìm cách liên kết đã tạo thành những doanh nghiệp lớn. Năm 2006, thị trường phân phối trong nước đã biết đến sự ra đời của Công ty CP Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (quy mô vốn lên tới 6.000 tỉ đồng), từ sự liên kết của bốn DN phân phối hàng đầu nội địa là Hapro, Satra, Saigon Co.op và Tập đoàn Phú Thái. Tuy nhiên, sau gần ba năm thành lập, VDA vẫn... giậm chân tại chỗ.Một vị đại

diện của liên doanh VDA cho rằng, các dự án của VDA bị chậm vì “khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng”. Vậy nhưng, theo một số nguồn tin, vì các bên không muốn chia sẻ lợi ích, e ngại mất lợi nhuận và thị phần, thiếu niềm tin về nhau nên các dự án của VDA vẫn chưa tiến triển. Sự xuất hiện của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cũng đánh dấu một bước phát triển mới trong xu thế nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó là nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam để củng cố hơn năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự thành lập hiệp hội sẽ hứa hẹn những bước phát triển mới cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Sau khi thành lập, Hiệp hội đã đề ra mục tiêu hoạt động là tập trung hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam, từng bước hình thành hệ thống bán lẻ Việt Nam với quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam 2005-2009.doc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w