0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Về phía Nhà Nước

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 2005-2009.DOC (Trang 54 -57 )

Thứ nhất, thực hiện mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa theo các cam kết quốc tế. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam đồng thời tạo dần sức ép cạnh tranh để buộc các doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh quá trình đổi mới hoạt động thương mại, đẩy mạnh quá trình liên kết, đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh quá trình tăng trưởng. Mặt khác, thông qua các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, giúp doanh nghiệp trong nước tranh thủ thời gian và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và của xã hội để vươn lên, đủ khả năng hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và sẽ tham gia vào lĩnh vực phân phối.

Thứ hai, Nhà nước cần có các biện pháp xây dựng và quy hoạch tổng thể về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ. Quy hoạch này cần cố gắng đảm bảo độ chuẩn xác cao với tình hình mất cân đối trong việc thu hút vốn đầu tư giữa các vùng, mất cân đối giữa các hình thức đầu tư.Trong thực tế, thu hút vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ một cách cân bằng giữa các vùng là mong muốn của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, để thực hiện được thì lại rất khó. Các dự án lớn của các tập đoàn bán lẻ đều chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn do họ đều đặt các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu lên hàng đầu. Do đó nhà nước cần có những chính sách ưu đãi tưng xứng để thu hút nguồn vốn FDI về vùng nông thôn nhằm phát triển cân bằng giữa các vùng và góp phần đô thị hóa nông thôn.

Thứ ba, Nhà nước cần có các biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư. Thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tư và quyết định tiến độ thực hiện dự án. Thủ tục rườm rà, sách nhiễu sẽ làm giảm độ hấp dẫn đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, gây trở ngại đến việc thu hút đầu tư. Chính phủ cũng cần sớm nghiên cứu để xây dựng những quy định, nguyên tắc về đánh giá nhu cầu thực tế khi xem xét các đề nghị mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi của các nhà đầu tư nước ngoài theo đúng các cam kết trong WTO bảo đảm được lợi ích chung của xã hội. chính phủ cần tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng... bảo đảm nhanh chóng và thuận tiện để các doanh nghiệp. đối với hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài thì chủ đầu tư luôn muốn đầu tư vào những nơi có môi trường đầu tư thuận lợi mà trước hết là những nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Lĩnh vực phân phối bán lẻ phụ thuộc khá lớn vào những cơ sở hạ tầng đó vì nó liên quan đến sản xuất, vận chuyển, kho chứa, bến bãi….Do vậy nhà nước cần chú trọng phát triển hệ thống đường bộ, đường biển, đường hàng không, hệ thống thông tin liên lạc… Thị trường bán lẻ là lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm và hấp dẫn. Nhạy cảm vì dễ bị tổn thương và hấp dẫn vì có lãi lớn. Vì vậy, Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay vẫn mong muốn được nhà nước bảo hộ, hạn chế sự mở

rộng và đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời có những chính sách đãi ngộ ưu tiên hơn những doanh nghiệp FDI. đó chính phủ cần hạn chế bảo hộ để tạo sức ép cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp lành mạnh, chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp kém hiệu quả bằng cách phá sản, bán lại, cổ phần hóa. Việc bảo hộ lĩnh vực phân phối bán lẻ một mặt là cần thiết nhưng mặt khác lại làm cho nhiều ngành khác thậm chí cả nền kinh tế bị ảnh hưởng. Môi trường chính sách cho dịch vụ ở Việt Nam là một hệ thống khá phức tạp với nhiều loại luật, quy định và các văn bản dưới luật do các Bộ, cơ quan và các chính quyền địa phương ban hành. Kết quả là thiếu minh bạch và điều khá phổ biến là các văn bản này thường mâu thuẫn với nhau. Ngay cả người Việt cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các văn bản này do đó việc tiếp cận và hiểu được các văn bản đó đối với các công ty nước ngoài còn khó khăn hơn nhiều.

Thứ tư, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận với nguốn vốn.Một trong những khó khăn lớn nhất của các nhà sản xuất là việc tiếp cận nguồn vốn. Doanh nghiệp nước ta thường là thiếu vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư vào máy móc tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ của các công nhân sản xuất vì thế nên không ít các cơ sở kinh doanh không thể đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Hỗ trợ các doanh nghiệp này được tiếp xúc với nguồn vốn sẽ giúp nâng cao sản xuất tránh những trường hợp đáng tiếc xẩy ra mà nguyên nhân là do thiếu vốn đầu tư sản xuất.

Thứ năm, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bán lẻ. Để tạo sự chủ động để tận dụng những cơ hội và đặc biệt là để vượt qua những thách thức cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ phân phối của Việt Nam trong tiến trình mở cửa thị trường theo các cam kết trong khuôn khổ WTO, Chính phủ Việt Nam cần đóng vai trò chủ đạo và tích cực trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của các đối tượng có liên quan trong lĩnh vực phân phối, trong đó tập trung đặc biệt vào khu vực các doanh nghiệp phân phối và các hộ kinh

ta không tránh khỏi những bỡ ngỡ trước những thay đổi của môi trường kinh doanh mới. Các chính sách định hướng, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp của Chính Phủ sẽ một phần nào nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Do thời gian trước đây nước ta chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực phân phối bán lẻ cho nên hiện nay các doanh nghiệp nói chung chưa có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và những hộ kinh doanh. Nhà nước nên bố trí ngân sách tập trung theo chương trình để nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình về lĩnh vực phân phối cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề để đào tạo các cán bộ quản lý, các nhân viên có kỹ năng hiện đại cho các khâu bán hàng, thanh toán, nghiệp vụ kho hàng. Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp và theo kịp xu hướng phát triển của thế giới trong lĩnh vực phân phối.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 2005-2009.DOC (Trang 54 -57 )

×