Những hạn chế còn tồn đọng

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.docx (Trang 65 - 68)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

1. Những kết quả đã đạt được

2.1. Những hạn chế còn tồn đọng

Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khả quan, công tác thẩm định tài chính tại Chi nhánh Đông Đô còn mắc phải không ít những thiếu sót, hạn chế:

1/ Việc xem xét, đánh giá từng nội dung trong quy trình thẩm định còn sơ sài, mang nặng tính hình thức và có nhiều điểm chưa hợp lý, nhiều khi chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa Chi nhánh Đông Đô và khách hàng, hay do chỉ định theo kế hoạch từ hội sở chính. Kết quả là đến nay vẫn còn nhiều khoản nợ khó đòi, buộc ngân hàng phải có biện pháp tháo gỡ như gia hạn nợ, giảm lãi suất cho vay, thu gốc trước thu lãi sau,… Một số dự án khác trở thành khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và là gánh nặng đối với ngân hàng.

2/ Nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án, việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính chưa thực sự hiệu quả.

Trong thẩm định tổng vốn đầu tư cũng như cơ cấu tốc độ bỏ vốn đầu tư ngân hàng thường chấp nhận những dự toán của chủ đầu tư đưa ra trong dự án mà chưa cân nhắc đánh giá một cách kỹ lưỡng. Vì thế nó phụ thuộc chủ yếu vào kết quả tính toán của khách hàng, rất thiếu tính khách quan.

Việc thẩm định doanh thu của dự án thông thường cán bộ thẩm định chỉ phân tích sản phẩm có được chấp nhận hay không và cho công suất tăng dần theo cảm tính hoặc thụ động theo kế hoạch của doanh nghiệp. Giả thiết về giá bán sản phẩm chủ yếu dựa vào phương pháp đơn đặt hàng, chưa phân tích dựa vào yếu tố cung cầu trên thị trường.

Việc xác định chi phí, nhiều khoản mục chi phí ngân hàng bỏ qua hoặc mặc nhiên chấp nhận định mức chi phí do doanh nghiệp đưa ra.

Một số chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá, xếp hạng dự án, doanh nghiệp vay vốn như: NPV, IRR,… tuy đã được đề cập nhưng không được sử dụng thường xuyên, nếu có thì chỉ dừng lại ở giai đoạn tính toán mà chưa đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và chưa so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành.

trả nợ mà chưa quan tâm đến đời dự án.

3/ Sau khi có những hướng dẫn về các nội dung, các chỉ tiêu thẩm định phương pháp thẩm định hiện tại chưa có những hướng dẫn về cách đánh giá, kết luận cuối cùng trên cơ sở tổng hợp những tiêu chuẩn chỉ tiêu đã phân tích, chưa có sự phân biệt nào đó về thứ tự quan trọng của những tiêu chuẩn, căn cứ đánh giá đã qua phân tích.

4/ Việc thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư mới chỉ ở trạng thái “tĩnh’’ là chủ yếu, mà không thẩm định ở trạng thái “động’’ như chính sự phát sinh các dòng tiền tệ theo diễn biến của các giai đoạn dự án dưới tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài như giá cả, môi trường kinh doanh….

5/ Nguồn thông tin sử dụng để thẩm định tài chính dự án còn hạn chế, độ tin cậy chưa cao. Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định chủ yếu do doanh nghiệp cung cấp. Các nguồn thông tin này không được các cơ quan độc lập chứng nhận, do đó dễ gây ra tình trạng gian lận từ phía khách hàng để có thể vay được tiền từ ngân hàng. Do vậy dễ gây ra sự sai lệch trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án và nhầm lẫn trong quyết định cho vay.

6/ Tiến độ thẩm định dự án vẫn còn chậm và sự kết hợp giữa các phòng tín dụng, phòng nguồn vốn, phòng thẩm định trong quá trình thẩm định dự án còn chưa chặt chẽ nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Một số dự án phòng tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ dự án cho phòng thẩm định sau khi thực hiện tiếp xúc, tìm hiểu doanh nghiệp, thẩm định và lập tờ trình cho vay nên thời gian thẩm định một dự án bị kéo dài và gây phiền phức cho doanh nghiệp nếu phòng thẩm định muốn tìm hiểu bổ xung thêm các thông tin.

7/ Công tác tái thẩm định sau khi cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Một số dự án thực sự không phát huy được hiệu quả nhưng chưa được Chi nhánh Đông Đô nhìn nhận một cách độc lập do vậy chưa đánh giá đúng mức hiệu quả của vốn đầu tư. Vì vậy mà không rút ra được kinh nghiệm có nên tiếp tục đầu tư vào những dự án tương tự hay không.

hiệu quả tài chính dự án đối với các dự án thuộc các ng3ành, lĩnh vực khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác thẩm định tài chính.

Một trong những biểu hiện cụ thể về hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Đông Đô là tỷ lệ nợ quá hạn cho vay theo dự án. Điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7: Tổng dư nợ tại chi nhánh ĐôngĐô

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng dư nợ cho vay theo dự

án 3.303.042 3.710.383 3.924.170

Nợ quá hạn cho vay theo dự

án 26.868 52.425 54.000

Tỷ lệ nợ quá hạn 0,81% 1,41% 1,38%

(Nguồn: phòng tín dụng I – Chi nhánh Đông Đô).

Theo số liệu trên tỷ lệ nợ quá hạn cho vay theo dự án tại Chi nhánh Đông Đô ở mức thấp hơn 1,5% nhưng số tuyệt đối nợ qua hạn cho vay theo dự án có chiều hướng gia tăng dần qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do ngân hàng thực hiện chuyển nợ quá hạn theo đúng các quy định của ngân hàng nhà nước (Quyết định số 1627 của ngân hàng nhà nước Việt Nam), một phần là do quá trình từ khâu thẩm định tài chính dự án đến khi dự án thực sự đi vào hoạt động trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp gây rủi ro trong quá trình hoạt động của dự án. Tuy nhiên có thể nói nguyên nhân chính của tình trạng trên là do công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh Đông Đô chưa có hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động cho vay theo dự án. Vì thế không tránh khỏi những dự án đã được thẩm định đánh giá trên mức hiệu quả.

Trên đây là một số hạn chế, thiếu sót trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô. Để có thể khắc phục triệt để những hạn chế

đó.

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.docx (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w