Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách.

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.docx (Trang 79 - 81)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHÀN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

3.Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách.

Trước hết điều này bắt nguồn từ yêu cầu thực tế về kiến thức liên ngành tổng hợp như kế toán, luật kinh tế, luật đầu tư, lập và quản lý dự án, tài chính doanh nghiệp... được sử dụng trong quá trình thẩm định tài chính doanh nghiệp, cũng như có một thực trạng là phần lớn các cán bộ thẩm định là đều xuất phát từ những cán bộ tín dụng, do vậy mặc dù đã được tham gia ít nhiều trong các hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các khoá đào tạo..., nhưng mọi thứ mới chỉ dừng lại ở sự đào tạo không bài bản, ngắn hạn và chớp nhoáng. Do vậy, ban lãnh đạo Chi nhánh cần phải có chính sách cụ thể và thiết thực hơn nữa trong việc quan tâm đầu tư chất xám, vì trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng và vì sự phát triển lâu dài của toàn Chi nhánh nói chung. Để làm được điều này, Chi nhánh cần:

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định dự án cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án (đây là công việc mang nặng tính chủ quan, quyết định của cán bộ thẩm định là cơ sở ra quyết định tín dụng của Chi nhánh, cho nên đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định là hết sức cần thiết nó giúp công cán bộ thẩm định vững vàng, tự

thống phải được tiến hành đều đặn hàng năm. Ngoài ra có thể trực tiếp tổ chức hoặc tham gia các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Thường xuyên thực hiện công tác bổ xung, tuyển mới một cách nghiêm túc nhằm tuyển dụng được những người có năng lực thực sự vào làm việc, bố trí dàn xếp đầy đủ cán bộ cho những công đoạn còn thiếu và yếu.

- Ngoài việc tích cực đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính, mức độ lành mạnh trong tài chính doanh nghiệp qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích như hiện nay, điều quan trọng hơn (đương nhiên là khó hơn và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và trình độ hơn) đó là phải biết cùng một lúc phải phối kết hợp nhiều chỉ tiêu để đưa ra đánh giá của mình, biết quan tâm tìm tòi các số liệu liên quan đến những dự án khác tương tự đã và đang hoạt động cũng như có được các số liệu liên quan đến các định mức chuẩn của toàn ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó (đây là một thiếu sót nghiêm trọng mà các cán bộ mắc phải trong quá trình thẩm định đòi hỏi phải khắc phục trong thời gian tới).

- Nâng cao hơn nữa khả năng đọc và hiểu các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán..., tích cực nâng cao hơn nữa chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp bằng việc không chỉ sử dụng phương pháp phân tích tỉ lệ mà còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích khác như phương pháp phân tích tài chính Dupont..., bổ xung thêm phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian (chẳng hạn như tổng lãi kinh doanh, giá trị gia tăng, kết quả kinh doanh, chênh lệch thương mại và tổng sản phẩm của niên độ...).

- Lưu ý tích cưc đào tạo trình độ sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ tin học, mặt khác đẩy nhanh tốc độ ứng dụng tin học cho đội ngũ cán bộ thẩm định trong quá trình phân tích, tránh tình trạng thủ công như hiện nay bằng các biện pháp như tăng cường hơn nữa việc đầu tư tài liệu, trang thiết bị vi tính, giảng dạy các phần mềm tiện ích hữu dụng...

như thiên vị, nể nang doanh nghiệp... như đã nói ở trên) mà các cán bộ thẩm định nhiều khi đã bỏ qua rất nhiều khía cạnh tài chính doanh nghiệp đáng quan tâm, đáng phân tích. Do vậy, trong thời gian tới phải từng bước loại bỏ thực trạng này, bởi lẽ sự thành công hay thất bại từ món vay một phần lớn là do việc cán bộ thẩm định thẩm định như thế nào. Sở cũng cần xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát một cách chặt chẽ và có hình thức thưởng phạt hợp lý trong những sai phạm hay thành tích trong thẩm định. Các chính sách đãi ngộ cần phải được cụ thể hoá theo hướng tăng cường và khuyến khích vật chất, kèm theo đó là các cơ hội thăng tiến để thúc đẩy ý thức trách nhiệm và tinh thần tự vươn lên của các cá nhân, đồng thời có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi về hợp tác tư vấn.

Ngoài việc đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn, cần giáo dục đạo đức, tư tưởng cho cho cán bộ thẩm định. Điều này bắt nguồn từ đặc điểm của hoạt động thẩm định: đó là một lĩnh vực phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy cần xác định đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp, nghiêm túc tuân thủ các quy trình, văn bản của cấp trên. Đã có không ít trường hợp cán bộ thẩm định cố tình làm sai, tiếp tay cho kẻ xấu lợi dụng moi tiền Ngân hàng. Cán bộ tín dụng có trình độ yếu kém đưa ra các kết luận tài chính không đúng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đối với dự án và Ngân hàng. Các kết luận tài chính dự án có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, trong khi kết quả đó dựa vào năng lực nhà thẩm định. Hiện nay tại Chi nhánh các dự án quan trọng thường thiếu nhân lực có trình độ tham gia thẩm định. Trong một số trường hợp, khi khách hàng đề nghị Chi nhánh tham gia tư vấn dự án, Chi nhánh gần như chưa đáp ứng ứng được với điều kiện như hiện nay.

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.docx (Trang 79 - 81)