Những năm vừa qua.

Một phần của tài liệu Sáp nhập, hợp nhất, mua bán (M&A) -Giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kì phục hồi kinh tế.doc (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 2 NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

những năm vừa qua.

Năm 1993,ngân hàng Phương Nam với số vốn điều lệ 10 tỷ đồng với mạng lưới gồm một hội sở và một chi nhánh, huy động được 31.6 tỷ đồng tạo lợi nhuận 259 triệu đồng. Sau khủng hoảng tài chính Châu á 1997,Ngân hàng TMCP Đồng Tháp với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng mặc dù làm ăn rất hiệu quả nhưng vẫn phải sáp nhập vào ngân hàng Phương Nam do yêu cầu về vốn điều lệ. Đến lúc này Ngân hàng Phương Nam tăng vốn điều lệ thành 100 tỷ đồng.

Đến năm 1999 NHTMCP Đại Nam sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam, với việc sáp nhập này NHNN cho phép NHTMCP Phương Nam được thực hiện được dự trữ bắt buộc bằng trái phiếu, tín phiếu kho bạc trong thời gian không quá 3 năm. Nguồn lãi thu được từ nguồn này ngân hàng dùng để bồi đắp dần số tiền bị tổn thất của Ngân hàng Đại Nam trước khi sáp nhập. Cũng từ hậu khủng hoảng tài chính 1997 Ngân hàng Mekong sáp nhập vào ngân hàng Việt Hoa. Đồng thời NH Việt Hoa tăng vốn từ 70.5 tỷ lên thành 200 tỷ đồng. Cũng trong năm 1999 NHTMCP Đông Á đã mua lại NHTMCP Tứ Giác Long Xuyên tăng vốn điều lệ và mở rộng địa bàn hoạt động về Đồn bằng Sông Cửu Long.

Năm 2001,ngân hàng TMCP Châu Phú được NHNN cho phép sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam. Năm 2002,NH Phương Nam mua lại quĩ tín dụng nhân dân Định Công –Thanh Trì –Hà Nội. Năm 2003 NHTMCP nông thôn Cái Sắn-Cần Thơ sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam nâng vốn điều lệ từ 142 tỷ lên 1290 tỷ đồng vao cuối năm 2006.

Trong năm 2003.NHTMCP Tân Hiệp sáp nhập vào NHTMCP Đông Á nâng vốn điều lệ lên 253 tỷ đồng. cũng trong năm này Ngân hàngTMCP Quế Đô được các cổ đông mới tiếp quản tái cấu trúc sau một thời gian dài được NHNN quản lý dưới chế độ đặc biệt. Sau này mới đổi tên thành NHTMCP Sài Gòn (SCB) như bây giờ

Ngày 24/3/2005 ngân hàng AZN (ngân hàng cung cấp tín dụng lớn thứ 3 tại Úc) mua lại 10% vốn của NH Sài Gòn thương tín SacomBank từ tập đoàn tài chinh quốc tế IFC (thuộc sở hữu của ngân hàng thế giới WB) với giá trị 428,571 tỷ VND (27 tiệu USD). SacomBank hiện có IFC, Dragon Capital, AZN là 3 nhà đầu tư nước ngoài mỗi tổ chức nắm giữ 10% cổ phiếu.

6/6/2005 Công ty Standart Chartered PLC đã mua lại 8.56% cổ phần của NHTMCP Á Châu (ACB)

28/12/2005 HSBC Holding PLC đã mua lại 10% cổ phiếu của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam TechcomBank với giá 275 tỷ VND (17.325 triệu USD)

11/12/2006 Công ty Citigroup thành lập 1988 chuyên cung cấp dịch vụ tài chính như bảo hiểm, đầu tư tài chính… đã mua lại 10%cổ phần của NHTMCP Đông Á DongaBank (giá sàn khoảng 600 tỷ VND song giá trị thực tế của phi vụ còn cao hơn nhiều)

Bước sang năm 2007 là một năm bùng nổ về hoạt động M&A cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch.

15/06/2007 một nhóm các nhà đầu tư gồm có :Công ty công nghiệp Sài Gòn, Công ty tài chính dầu khí Việt Nam (trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam). NHTMCP Á Châu ACB, Trung tâm thương mại Nguyễn Kim, công ty thương mại Sài Gòn, Công ty thực phẩm Kinh Đô đã mua lại 17.8% cổ phần của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam EximBank với giá 4000 tỷ đồng(248 triệu USD).

Ngày 18/9/2007 tại thành phố HCM trước sự chứng kiến của đại diện ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chi nhánh TP. HCM, NHTMCP Gia Định và ngân hàng VietcomBank đã kí thoả thuận đầu tư và hợp tác chiến lược. Theo đó, VCB cùng công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VietcomBank(VCBF-công ty con cua VCB) trở thành đối tác chiến lược của

GiaDinhBank với việc nắm giữ 30% vốn điều lệ (khoảng 150 tỷ đồng)trong đó VCB góp 11% vòn VCBF góp 19%. VCB sẽ trở thành cổ đông chiến lược duy nhất của GiaDinhBank.

Cũng trong khoảng thời gian này KienlongBank hiện có 2 cổ đông chiến lược là NHTMCP Á Châu ACB và Saigon Tourist, mỗi tổ chức nắm giữ 10%. Ngân hàng TMCP Đại Á cũng đã mời được các nhà đầu tư lớn như NHTMCP Á Châu ACB, Công ty 2D2,Công ty cao su Đồng Nai, Công ty ô tô Trường Hải trở thành cổ đông tiềm năng và chiến lược của Đại Á-bên cạnh 2 cổ đông chiến lược là NH đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV và Công ty Tín Nghĩa.

19/9/2007 một nhóm nhà đầu tư bao gồm NH Ngoại Thương Việt Nam VietinBank), Công ty quản lý Quỹ VietcomBank, Công ty VietCapital đã mua lại 30% cổ phần của ngân hàng Gia Định giá 150 tỷ Đồng(giá 9.3 triệu USD)

22/10/2007 VietcomBank và NHTMCP quân đội MB ký thoả thuận hợp tác chiến lược theo đó VCB sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của mình tại MB lên mức 10% vốn điều lệ

2.4.2 Tình hình hoạt động M&A ngân hàng sau 2008

Sang năm 2008 hoạt động M&A giảm xuống do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới song thị trường vẫn chứng kiến những thương cụ lớn như:

Đầu năm 2008 mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam suy giảm trầm trọng nhưng Malayan Banking Berhad (MayBank) vẫn thực hiện việc mua lại 15% vốn điều lệ của ABBank với giá gấp 4.5 lần mệnh giá. MayBank muốn sở hữu thêm 5% cổ phần sau khi được pháp luật Việt Nam cho phép, để nâng tỷ lệ cổ phần sở hữu lên 20%, Lúc này MayBank sẽ cử người tham gia công tác quản trị, điều hành và kiểm soát ABBank. Hay Cathay Bank –Ngân hàng nước ngoài tại Hoa kỳ đã mua lại 10% vốn điều lệ của Sourthern Bank để trở thành nhà đầu tư chiến lược của ngân hàng cổ phần này.

05/02/2008 công ty Standart Chartered PLC thông qua ngân hàng của mình là Standart Chertered Bank (Hồng Kông) đã tăng vốn góp của mình

bằng cách mua thêm lần lượt 6.16% cổ phần và thêm 7.1% trái phiếu chuyển đổi để nâng lên mức 15% và 15.86%từ tập đoàn IFC. Thông qua việc mua gom cổ phiếu trên TTCK Standard Charered đang thể hiện tham vọng đầu tư lâu dài tại Việt Nam nhất là khi ngân hàng này được chấp nhận nguyên tắc thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

16/05/2008 Ngân hàng OCBC( Oversea Chinese Banking Corporation-tập đoàn tài chính lớn thứ 3 Singapo) đồng ý tăng cổ phần của nó từ 10% lên 15% bằng việc mua thêm 5% cổ phiếu của NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank

Cũng trong tháng 5/2008 Deutsche bank mua lại 10% vốn cổ phần của HaBuBank nhằm phát triển dịch vụ bán lẻ Việt Nam

16/7/2008 Thống đốc NHNN Việt Nam chấp nhận cho SeaBank được bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là ngân hàng Societe Generale SA với tỉ lệ tối đa 15% vốn điều lệ.

Ngoài ra còn phải kể đến thương vụ EximBank hoàn tất việc bán cổ phần cho các chiên lược nước ngoài gồm nhà đầu tư Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) mua 15% cổ phần, quỹ đầu tư VOF Investment Limited quản lý bởi VInacapital mua 5%, Mirae Asset Exim Investment thuộc tập đoàn Mirae Asset (Hàn Quốc) mua 4.5%, quỹ Mirae Asset Map Opportunity Equity Balaned Fund (OVEBF) mua 0.5%.

Cuối năm 2008 chính phủ đã đồng ý cho Tổng CT Viễn thông quân đội Vietel năm giữ 15% vốn điều lệ của ngân hàng quân đội MB nâng vốn điều lệ của MB lên 3400 tỷ đồng. Sự hợp tác giữa một công ty viễn thông hàng đầu như Vietel và MB sẽ là bước tiến trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiên đại, công nghệ và có độ bảo mật cao như Mobile Banking, Internet Banking…

14/1/2009 Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam Petrovietnam đã mua lại 20% cổ phần của NHTMCP Đông Dương Oceanbank với giá trị khoảng 400 tỷ đồng vừa để trở thành cổ đông chiến lược của OceanBank vừa để tận dụng cơ sở hạ tầng của ngân hàng Hồng Việt.

26/8/2009 Sau khi được đồng ý của NHNN, NHTMCP Phương Đông OCB đồng ý bán ra 5% cổ phần cho BNP Paribas (BNPP) của Pháp. Qua đó

tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 10% lên 15% vốn điều lệ của OCB. Vào tháng 11,NHTM cổ phần này đã kí biên bản ghi nhớ việc tăng vốn của BNPP trong OCB lên 20% vào thời điểm thích hợp trong năm 2010.

7/10/2009 Tập đoàn ngân hàng HSBC thông qua công ty trực thuộc của mình là HSBC Insurance mua them 8% cổ phần để nâng tỉ lệ nắm giữ tại Tập Đoàn Bảo Việt từ 10% lên 18% với giá trị khoảng 1,88 nghìn tỷ đồng (105.3 triêu USD). Trong thoả thuận HSBC có thể nâng mức giứ tối đa lên 25%.

Ngoài ra còn phải kể đến các thương vụ nhỏ khác như Maritime Bank và các thành viên là cổ đông lớn của NH đã mua lại 45% cổ phần của MXBank trong đó Maritime Bank nắm giữ 4.99%.

Trước đó đầu quí 3 năm 2009 thương vụ lớn nhất giữa DaiABank và tập đoàn Tín Nghĩa trỏ thành cổ đông lớn nhất năm giữ 49% vốn của DaiABank thay vì tỷ lệ 11% trước đây.

Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng là vào tháng 7/2009 BIDV cho biết đã hoàn tât việc thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với số vốn điều lệ 100 triệu USD. IDCC đã kí hợp đồng chuyển nhựơng, chính thức mua lại Ngân hàng Đầu Tư Thịnh Vượng PID (ngân hàng tư nhân ở Campuchia). Cơ cấu lại tổ chức và đổi tên thành NH Đầu tư và Phát triển Campuchia BIDC dự kiến vào năm2012 BIDC có tổng tài sản 303 triệu USD, nguồn vốn huy động 216 triệu và cho vay 210 triệu USD.

Thực trạng hoạt động M&A tại các Ngân hàngTMCP Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy rõ hai xu hướng chính. Thứ nhất là Các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế coi thị trường Việt Nam là thị trường mục tiêu tiêm năng cho nên đẩy mạnh các thương vụ mua lại cổ phần nhằm tiến từ cổ đông chiến lược lên nắm quyền kiểm soát ngân hàng mục tiêu. Thứ hai các ngân hàng TMCP Việt Nam không chỉ đóng vai trò là mục tiêu của các ngân hàng nước ngoài mà đã bắt đầu việc thâu tóm chính các NH khác khi có điều kiện thuận lợi. Do vậy, Thâu tóm, sáp nhập và mua lại ngân hàng đang dần trở thành tất yếu khách quan và phù hợp với xu hướng phát triển quốc tế. Trong năm 2010 được đánh giá là năm hoạt động M&A tiếp tục phát triển nóng tai Việt Nam đi theo ba xu hướng chính sau

Khối ngoại thận trọng

Khối nội tấn công

Manh nha sáp nhập qua sàn chứng khoán

2.5. Động cơ thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam

2.5.1 Các NHTMCP ở Việt Nam phát triển mạnh về số lượng tuy nhiên chưa đủ “Mạnh”.

Một phần của tài liệu Sáp nhập, hợp nhất, mua bán (M&A) -Giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kì phục hồi kinh tế.doc (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w