CHƯƠNG 2 NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
2.5.1Các NHTMCP ở ViệtNam phát triển mạnh về số lượng tuy nhiên chưa đủ “Mạnh”.
NHTMCP Việt Nam phát triển rất nhanh, có nhiều thuận lợi như hệ thống mạng lưới và khách hàng truyền thống, yếu tố “sân nhà” cùng với môi trường pháp lý có nhiều ưu đãi từ phía chính phủ song khối ngân hàng TMCP cũng gặp nhiều khó khăn:
2.5.1.1. Cơ cấu sản phẩm dịch vụ nghèo nàn.
Theo thống kê của Ecomomist Intelligence Unit thì trung bình một ngân hàng đa doanh hoạt động toàn cầu phải cung cấp trên 2 triệu sản phẩm. Trong khi đó ở Việt Nam thống kê của NHNN cho thấy các NHTM cung câp khoảng 100 sảm phẩm cho khách hang chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống đơn giản như nhận tiền gửi và cho vay, … các sản phẩm có tính chất phức tạp như: quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư hay dịch vụ từ thẻ tín dụng. .. chưa được các NH chú ý đến.
2.5.1.2. Năng lực quản trị rủi ro yếu :
Hiện nay các NHTM chưa đánh giá và xác định đầy đủ rủi ro trên cơ sơ khoa học chặt chẽ. Các mô hình và công cụ hiện đại để đo lường và quản lý rủi ro chưa được áp dụng rộng rãi (như quản trị tài sản nợ -có, quản trị ngân hàng theo nguyên tắc CAMEL.. ). Một số ngân hàng mới chỉ bắt đầu áp dụng các chuẩn mực quốc tế ở mức độ thấp.
2.5.1.3. Rủi ro tín dụng cao
Tỷ lệ cho vay/tổng tái sản ở mức bình quân trên 50% phản ành các NHTMCP Việt nam đang phục thuộc rất lớn đến hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán tăng nhanh, giá trị tài sản đảm bảo bằng bất động sản chiếm gần 50% giá trị tài sản của cả hệ thống ngân hàng. Trong khi nguy cơ từ thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán tại Việt Nam
trong những năm qua rủi ro rất cao do đó tỷ lệ nợ xấu của các NH tuy được cải thiên song vẫn ở mức rất cao so với mặt bằng chung của khu vực.
2.5.1.4. Thiếu sức mạnh liên kết trong khi chịu sự cạnh tranh quyêt liệt của khối NH nước ngoài và NH liên doanh :
Trong hệ thống ngân hàng hiện nay có khoảng 30 ngân hàng triển khai phát hành với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau trong đó khoảng 54%là thương hiệu nội địa. Các ngân hàng đua nhau tìm kiếm địa điểm đặt máy ATM trong khi đó không sử dụng các hệ thông liên kết như Banknetvn hay Smartlink. Thực trạng đó cho thấy các ngân hàng nội đia đang đầu tư rất lãng phí nguồn lực mà không chịu chú tâm vào liên kết với nhau nhằm giảm thiểu các chi phí đầu tư dẫn đến dư thừa, lãng phí.
2.5.2 Điều kiện thành lập ngân hàng mới khắt khe hơn và yêu cầu về vốn.
Mặc dù Việt Nam đã cam kết khi cam kết gia nhập WTO không thể không cho phép thành lập NH mới song việc rà soát lại và điều chỉnh chỉ tiêu cấp phép sẽ chặt chẽ hơn trước đảm bảo các ngân hàng thành lập mới thực sự mạnh về tiềm lực tài chính, có khả năng cạnh tranh cao trong môi trường hội nhập quốc tế. Theo nghị định 141/2006 NĐ-CP ngày 22/11/2006 của chính phủ ban hành về danh mục vốn pháp định với các tổ chức tín dụng
Bảng 2.11 Vốn điều lệ theo qui định 141/2006 của NHNN
STT Loại Hình Tổ Chức Tín Dụng Mức vốn pháp định áp dụng đến năm
2008 2010
1 NH thương mại nhà nước 3000 3000
2 NH thương mại cổ phần 1000 3000
3 NH liên doanh 1000 3000
4 NH 100% vốn nước ngoài 1000 3000
Như vậy căn cứ theo qui định trên thì một số NHTMCP vừa và nhỏ sẽ phải tăng vốn từ 2008-2010 để đảm bảo số vốn pháp định theo yêu cầu. Để thực hiện lộ trình này không ít các ngân hàng TMCP nhỏ gặp không ít khó khăn trong khi nguồn huy động từ thị trường cổ phiếu suy giảm mạnh do sự xuống dốc của cổ phiếu ngành ngân hàng, còn về phía đối tác nước ngoài cũng hạn chế hơn trước vì sau khủng hoảng các nhà đầu tư cũng dè dặt hơn trước khi nhà đầu tư vào thị trường tài chính mới nổi như Việt Nam. Do đó
giải pháp sáp nhập, hợp nhất mua lại được coi là biên pháp hữu hiệu và khả thi nhất mà các NHTM cần tính đến.
2.5.3 Khủng hoảng tài chính thế giới
Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ mà bắt nguồn từ sự sụp đổ của các bong bong bất động sản và các khoản cho vay dưới chuẩn của các NH ở Mỹ không chỉ gây chấn động đến hệ thống tài chính của Hoa kì mà cơn địa chấn này lan rộng và đe doạ sự ổn định đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hệ thống tài chính nhiều nước bị tê liệt, hàng loạt các doanh nghiệp công ty lớn bị phá sản, kéo theo đó là bao hệ luỵ năm 2009 như tỉ lệ tăng trưởng GDP thấp, tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp cao… dẫn đến suy thoái trên phạm vi toàn cầu. Trong một thế giới toàn cầu hoá sâu và rộng như ngày nay nền kinh tế Việt Nam chụi nhiều tác động tiêu cực là không tránh khỏi. Về phương diện vĩ mô, khủng hoảng tài chính làm cho Việt Nam giảm tốc độ tăng trưởng, thâm hụt thương mại, đầu tư FDI cùng lượng kiều hối giảm mạnh, áp lực tăng giá đồng nội tệ…Về phương diện vi mô, các doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn, giá đầu vào cao trong khi xuất khẩu giảm mạnh. Hàng loạt các doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản. Tác động của nó đến ngành tài chính ngân hàng có vẻ khó nhân ra hơn. Mặc dù mức độ trình độ liên kết các ngân hàng TM Việt Nam với hệ thống tài chính quốc tế còn hạn chế song những tác động là đáng kể. Thị trường chứng khoán sụt giảm trầm trọng bất chấp can thiệp của chính phủ, thị trường tiền tệ bất ổn tính thanh khoản thấp, lãi suất huy động tăng đến mức chóng mặt tạo nên cuộc đua lãi suất tiền gửi giữa các NHTM(2/2008). Các doanh nghiệp khát vốn song khó có thể vay vốn từ NH nội. trong khi đó các NH nước ngoài đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp dẫn đến sự thay đổi phân khúc thị trường điều chỉnh dần sang khối NH nước ngoài. Đồng thời các NHN ngoài thực hiện chính sách “sói gửi chân”nhằm tăng lượng cổ phần nắm giữ để trở thành cổ đông chiên lược trong các ngân hàng TMCP đang diễn ra phổ biến
Có thể dễ dàng nhận thấy áp lực thực sự khi các NHTM Việt Nam nói chung và THTMCP nói riêng có đủ mạnh để cạnh tranh với khối NH nước ngoài trên chính mảnh đất vốn từ lâu gọi là “Sân nhà”khi thực trạnh còn manh mún thiếu liên kết với nhau.
2.5.4 Khó đững vững trước xu thế hội nhập nến không nâng cao năng lực cạnh tranh.