Tình hình dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2004-2006

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng.pdf (Trang 34 - 40)

d. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay

4.1.1 Tình hình dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2004-2006

2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 1.123.008 triệu đồng, năm 2005 cơ cấu dư nợ đạt 1.483.264 triệu đồng, tăng 360.256 triệu đồng tức tăng 32,08% so với 2004 nhưng tốc độ tăng này có xu hướng tăng chậm lại. Cụ thể năm 2006 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 1.700.178 triệu đồng, tăng 216.914 triệu đồng tương đương tăng

14,62% so với năm 2005.

* Đối với Doanh nghiệp Nhà nước:

Đối với doanh nghiệp nhà nước, dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2005 giảm mạnh so với 2004. Năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 18.787 triệu đồng, năm 2005 doanh số dư nợ chỉ còn 4.488 triệu đồng, giảm

14.299 triệu đồng tức giảm 76,11% so với 2004. Nguyên nhân là do trong năm

2005 doanh số cho vay đối với lĩnh vực này đã giảm mạnh, cụ thể doanh số cho vay giảm 30.431 triệu đồng hay giảm 59,97% so với năm 2004 điều này là do

trong năm 2005 số doanh nghiệp Nhà nước giảm so với năm 2004, từ 3 doanh

nghiệp giảm xuống còn 2 dooanh nghiệp, bên cạnh đó thì do ngân hàng đã chuyển đổi cơ cấu đầu tư là giảm cho vay lĩnh vực quốc doanh và tập trung cho

vay lĩnh vực ngoài quốc doanh nên đã làm cho doanh số cho vay giảm.

Tuy nhiên đến năm 2006, chỉ tiêu này lại tăng trở lại và tăng khá cao, cụ thể tăng đến 8.100 triệu đồng tương đương tăng 180,48% so với năm 2005

nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh ngày càng sôi

động, doanh số cho vay và doanh số thu nợ ở khu vực này đều tăng cho thấy nhu cầu vốn phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, đồng thời do

có hiệu quả, đảm bảo trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng cho nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay lĩnh vực này do đó doanh số dư nợ tương đối cao.

* Đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Cũng như doanh nghiệp nhà nước, tình hình dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng liên tục qua ba năm tuy nhiên tốc độ tăng có chậm lại, chẳng hạn năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 139.432 triệu đồng, năm 2005 doanh số dư nợ đạt 376.870 triệu đồng, tăng 237.438 triệu đồng tức tăng 170,29% so với 2004 và đến năm 2006 dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này đạt 497.376 triệu đồng, mức độ tăng chỉ còn tăng 120.506 triệu đồng tương

đương tăng 31,98% so với 2005. Nguyên nhân làm cho doanh số dư nợ đối với

khu vực này tăng liên tục là do trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh mộc lên ngày càng nhiều, nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạt động tương

đối lớn nên cần vốn nhiều hơn để sản xuất, mặt khác việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng khá thuận lợi, giảm bớt các thủ tục không cần

thiết cho các doanh nghiệp vay vốn nên các doanh nghiệp đã đến ngân hàng vay

vốn ngày càng nhiều làm cho doanh số dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng.

* Đối với hợp tác xã:

Trong khi doanh số dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng đều qua ba năm thì đối với hợp tác xã thì chỉ tiêu này lại có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2004 doanh số dư nợ đạt 565 triệu đồng, năm 2005 doanh số dư nợ đạt 410 triệu đồng, giảm 155 triệu đồng tức giảm 27,43% so với

2004 nguyên nhân là do ngân hàng đã hạn chế giảm doanh số cho vay khu vực

này và tập trung thu hồi nợ do đó làm cho doanh số thu nợ tăng dẫn đến dư nợ ngắn hạn giảm. Đến năm 2006 do chính sách mở rộng cho vay phát triển kinh tế địa phương, ngân hàng đã tăng cường cho vay đối với các hợp tác xã nên đã làm cho dư nợ ngắn hạn tăng lên 267 triệu đồng, tức tăng 65,12% so với năm 2004.

* Đối với Hộ sản xuất kinh doanh:

Trong những năm gần đây, dư nợ cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng có tốc độ tăng tương đối phù hợp, tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất có xu hướng tăng lên, số hộ dư nợ tăng và dư nợ bình quân một hộ cũng tăng khá. Đặc biệt trong ba năm gần đây kinh tế trang trại, các hộ nuôi trồng thủy sản, chế

biến nông lâm sản, chăn nuôi lợn công nghiệp phát triển tương đối mạnh, kinh doanh có hiệu quả nên nhu cầu vốn cũng tăng lên. Bên cạnh đó nhiều hộ có con em đi xuất khẩu lao động, hộ làm dịch vụ vận tải, kinh doanh nhà hàng, sản xuất vật liệu xây dựng... cũng cần số vốn vay lớn. Bởi vậy đây là những nhân tố quan trọng làm cho dư nợ bình quân một hộ sản xuất có xu hướng tăng cao. Cụ thể năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 964.224 triệu đồng, năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt 1.101.496 triệu đồng, tăng 137.272 triệu đồng tương đương tăng 14,24% so với 2004 và đến năm 2006 chỉ tiêu này đạt 1.189.537 triệu đồng, tăng so với 2005 là 88.041 triệu đồng tức tăng 7,99%. Sự gia tăng này được thể hiện cụ thể qua các lĩnh vực sau:

Bảng 3: DOANH SỐ DƯ NỢ NGẮN HẠN CỦA HỘ SẢN XUẤT ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1.Nông nghiệp 416.425 416.708 447.006 283 0,06 30.298 7,27 - Trồng trọt 312.006 291.422 307.194 -20.584 -6,59 15.772 5,41 - Chăn nuôi 104.419 125.286 139.812 20.867 19,98 14.526 11,59 2.Thủy sản 250.714 266.537 241.820 15.823 6,31 -24.717 -9,27 3.Ngành khác 297.085 418.251 500.711 121.166 40,78 82.460 19,72 Tổng cộng 964.890 1.101.496 1.189.537 137.272 14,24 88.041 7,99 ( Nguồn: Phòng Tín Dụng) - Đối với lĩnh vực nông nghiệp:

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp biến động tăng không đáng kể qua các năm. Cụ thể năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 416.425 triệu đồng, năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt

2004 và đến năm 2006, cơ cấu dư nợ ngắn hạn lĩnh vực này lại đạt 447.006 triệu đồng, tăng lên 30.298 triệu đồng tức tăng 7,27% so với 2005.

Nguyên nhân làm cho dư nợ ngắn hạn trong năm 2005 tuy có tăng nhưng tăng chậm là do doanh số cho vay ngành trồng trọt giảm, trong khi đó doanh số thu nợ của ngành này lại tăng lên nghĩa là ngân hàng đã tập trung thu hồi nợ đối với lĩnh vực này cho nên đã làm cho dư nợ ngắn hạn giảm. Tình hình dư nợ năm 2006 tăng là do các trang trại đã phát triển mạnh mẽ nên ngân hàng đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi tăng, hơn nữa do năm 2005 ngân hàng đã thu hồi nợ đối với ngành trồng trọt tương đối tốt và để hỗ trợ vốn cho nông dân khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất thì ngân hàng đã chủ trương cho vay lại đối tượng này vì thế doanh số cho vay ngành trồng trọt cũng tăng lên đáng kể. Chính vì thế đã làm cho tình hình dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp tăng lên.

- Đối với ngành thủy sản:

So với ngành nông nghiệp thì ngành thủy sản biến động không ổn định qua ba năm. Cụ thể năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 250.714 triệu đồng, năm 2005 dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này đạt 266.537 triệu đồng, tăng 15.823

triệu đồng hay tăng 6,31% so với năm 2004. Và đến năm 2006 thì chỉ tiêu này

chỉ còn 241.820 triệu đồng, giảm 24.717 triệu đồng tương đương giảm 9,27% so với năm 2005.

Nguyên nhân là do lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tuy tăng trưởng nhưng dịch bệnh đầu năm 2004 đã ảnh hưởng nhiều đến hộ nuôi, tình hình nuôi tôm ngoài

vùng quy hoạch, nuôi trái vụ cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý và năng

suất chung, bên cạnh đó vụ kiện bán phá giá tôm mang tính áp đặt của Mỹ đối

với Việt Nam đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các hộ sản xuất, tuy nhiên ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư vốn cho những hộ nông dân vay trả nợ sòng phẳng, đặc biệt ngân hàng đã mạnh dạng đầu tư mới cho nhiều mô hình sản xuất khác. Đối với những nông dân còn nợ ngân hàng, có thiện chí trả nợ nhưng vì

những nguyên nhân thất mùa thì ngân hàng cũng hỗ trợ đầu tư để bà con nông

dân có cơ hội làm ăn, trả nợ ngân hàng, tạo bước đột phá cho chuyển dịch kinh tế địa phương.

Doanh số dư nợ ngắn hạn đối với các ngành khác cũng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm lại. Cụ thể năm 2004 doanh số dư nợ ngắn hạn đạt 297.085 triệu đồng, năm 2005 dư nợ ngắn hạn đạt 418.251 triệu đồng, tăng so với 2004 là 121.166 triệu đồng tức tăng 40,78% nhưng đến năm 2006 mức tăng dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực này là 82.460 triệu đồng, tốc độ tăng chỉ còn đạt 19,72% so với 2005.

Nguyên nhân dẫn đến doanh số dư nợ ngắn hạn tăng là do ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực này nhiều hơn cho nên doanh số cho vay đối với lĩnh vực này cũng tăng tuy nhiên do đời sống người dân ngày càng được cải thiện, làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn nên đã trả nợ cho ngân hàng dễ dàng vì thế doanh số thu nợ

của ngân hàng ngày càng cao nên doanh số dư nợ có xu hướng tăng chậm

Doanh số dư nợ tuy tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm lại là do tốc độ tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ có sự biến động qua các năm. Cụ thể doanh số cho vay năm 2005 tăng 158.144 triệu đồng tức

tăng 9,77% so với năm 2004 nhưng doanh số thu nợ năm 2005 chỉ tăng 19.788

triệu đồng tương đương tăng 1,42% so với năm 2004. Vì thế làm cho doanh số

dư nợ năm 2005 so với năm 2004 tăng cao, tăng 360.256 triệu đồng tức tăng 32,08%. Đến năm 2006 trong khi tốc độ tăng của doanh số cho vay chỉ đạt 42,69% so với năm 2005 thì tốc độ tăng của doanh số thu nợ lại tăng đến 63,66% so với năm 2005, chính vì thế đã làm cho tốc độ tăng của doanh số dư nợ có xu hướng tăng chậm lại. 18787 139432 565 964224 4488 376870 410 1101496 12588 497376 677 1189537 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2004 2005 2006 DNNN DNNQD HTX HSX

2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1.DNNN 18.787 4.488 12.588 -14.299 -76,11 8.100 180,48 2.DN ngoài quốc doanh 139.432 376.870 497.376 237.438 170,29 120.506 31,98 3.Hợp tác xã 565 410 677 -155 -27,43 267 65,12 4.Hộ sản xuất kinh doanh 964.224 1.101.496 1.189.537 137.272 14,24 88.041 7,99 Tổng cộng 1.123.008 1.483.264 1.700.178 360.256 32,08 216.914 14,62

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng.pdf (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)