Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các cơ sở, các ban ngành liên quan, chính
quyền địa phương các cấp khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng cường công tác điều tra cơ bản, quy hoạch chi tiết và ổn định các vùng phát triển nông thôn, đặc biệt là vùng nuôi trồng thủy sản. Cần có kế hoạch và những giải pháp hỗ trợ đầu tư cụ thể như đất đai, mặt nước nuôi trồng thủy hải sản, tài chính, lao động và thị trường tiêu thụ để người sản xuất yên tâm đầu tư, sản xuất đạt hiệu quả cao, có biện pháp cụ thểđẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến ngư, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Các cơ sở ban ngành có liên quan cần tạo điều kiện hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại bằng cách xây dựng chương trình nôi dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp, người sản xuất được sự quan tâm của nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần để người sản xuất có điều kiện nắm bắt thị trường, yên tâm và sản xuất có hiệu quả hơn. Các cấp chính quyền cần quan tâm, củng cố tạo hướng phát triển cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để ngân hàng có cơ sở đầu tư tín dụng hạn chế rủi ro.
b. Đối với ngân hàng:
Cùng với việc cạnh tranh thu hút các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn thì có chiến lược giữ chân và thu hút khách hàng truyền thống là hộ gia đình nông dân ở các vùng nông thôn, mở rộng cho vay các hộ gia đình khác... Cho vay vốn hộ sản xuất mặc dù chi phí lớn, món vay nhỏ, dễ sinh tình trạng quá tải cho cán bộ tín dụng, nhưng lại phân tán được rủi ro và thể hiện được định hướng chiến lược của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là gắn bó lâu dài với hộ nông dân.
Trong quá trình triển khai, chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền, hội nông dân, hội phụ nữ ở địa phương, nhu cầu và dự báo tình hình phát triển nền kinh tế trên mọi lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của ngân hàng.
Nâng cao trách nhiệm của ngân hàng cơ sở, chủ động tiếp cận các hộ vay,
giám sát chặt chẽ vốn vay, và cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn trong quá trình
sử dụng vốn. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên phân tích nợ quá hạn, có biệp pháp thích hợp, kịp thời đối với các chi nhánh có nợ quá hạn cao và nợ khó đòi, khẩn trương báo cáo chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý thu nợ, đồng thời chú ý thực hiện nghiêm túc chính sách, chế độ, quy trình tín dụng nhằm hạn chế mức thấp nhất nợ xấu.
Cần nghiên cứu quy trình cho vay thật sự đơn giản, chặt chẽ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay, đảm bảo cho vay có hiệu quả.