Chỉ tiêu Số tiền 2004 Số tiền 2005 Số tiền 2006 Số tiền So sánh 05/0 4% Số tiền So sánh 06/0 5%
BẢNG 9 :CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUYĐỘNG VỐN
Chỉ tiêu Đvt 2004 2005 2006
Vốn huy động (VHĐ) Tr.đồng 302.770 422.276 404.701
Vốn Trung Ương (VTW) Tr.đồng 328.381 375.993 365.823
Vốn có kỳ hạn (V CÓ KH) Tr.đồng 132.992 289.830 298.473
Tổng nguồn vốn (TNV) Tr.đồng 704.817 812.880 686.953
Tiền gửi thanh Toán(TGTT) Tr.đồng 80.715 114.451 173.239
Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) Tr.đồng 128.762 257.427 190.360
VHĐ/TNV % 42,96 51,95 58,91
VTW/TNV % 46,6 46,25 53,25
V CÓ KH/TNV % 18,87 35,65 43,45
TGTT/VHĐ % 26,66 27,10 42,81
TGTK/VHĐ % 42,53 60,96 47,04
(Nguồn: Bảng Cân Đối kế toán và Kết quả hoạt động kinh doanh của INDOVINA ba năm 2004-2006)
Các chỉ tiêu này đều có đặc điểm riêng của nó, chúng ta sẽ cùng xem xét để thấy được mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu và phân tích cặn kẽ từng loại chỉ tiêu để có thể tiếp tục phát huy những mặt mạnh những mặt tích cực và hạn chế những yếu kém, đưa ra biện pháp khắc phục để Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
4.2.2.1.Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
Hoạt động tín dụng của chi nhánh chủ yếu phụ thuộc vốn huy động, nó phải chiếm tỷ trọng khoảng 70 – 80% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì mới tốt. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của INDOVINA Cần Thơ có tăng nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Kết quả đạt được như thế là do chi nhánh khắc phục những hạn chế qua các năm và áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong đó quan trọng là chiến lược về khách hàng, lãi suất được áp dụng một cách linh hoạt cụ thể như tùy theo quy định của hệ thống ngành có thể ban lãnh đạo các ngân hàng Thương mại họp lại để thống nhất lãi suất không quá thấp so với lãi suất các Ngân hàng cổ phần, kịp thời và hiệu quả, phong cách giao dịch lịch sự, nhanh chóng. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa đạt đến mức hiệu quả so với Ngân hàng khác trong cùng địa bàn.
4.2.2.2.Tỷ trọng vốn vay TW trên tổng nguồn vốn:
Chỉ tiêu này phản ảnh độ phụ thuộc của chi nhánh vào Hội sở Trung Ương như
thế nào? Tỷ trọng này cũng tương đương vốn huy động và có phần thấp hơn.
Số liệu trên bảng cho thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng tự chủ của Ngân hàng càng thấp không thể linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2006 tỷ trọng này tăng lên do Ngân hàng vay vốn Trung ương thêm để đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng so với vốn huy động thì vốn vay Trung ương vẫn thấp hơn. Điều này cho thấy, Ngân hàng đã thực hiện rất tốt về huy động vốn. Còn phần vốn vay Trung ương, Ngân hàng có thể sử dụng linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh vì thời hạn trả vốn ổn định và nguồn vốn này có thể quay vòng tiếp theo khi vẫn cần để kinh doanh.
Là một chi nhánh, sự hỗ trợ về vốn của Trung ương là không thể thiếu. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn cho Ngân hàng nếu cho thể tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn khả năng huy động vốn của mình. Như vậy, sẽ tạo cho Ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của các cá nhân, doanh nghiệp đang có khuynh hướng gia tăng. Đồng thời nâng cao nguồn vốn huy động thực sự là tiền đề cho sự gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng. Và ở đây, Ngân hàng INDOVINA chi nhánh Cần Thơ đã và đang thực hiện tốt việc này giúp cho Ngân hàng tạo được nền tảng vữmg chắc trên thương trường với nhiều sự cạnh tranh của các đối thủ.
4.2.2.3.Nguồn vốn có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn:
Hai chỉ tiêu đã nói ở trên phản ánh tích cực của nguồn vốn thì chỉ tiêu này phản ánh tính ổn định, vững chác của nguồn vốn trong kinh doanh
Theo bảng trên ta quan sát trong 3 năm qua tỷ lệ này tăng dần lên, năm 2004 là 18,87% , năm 2005 là 35,65% vì trong năm 2005 Ngân hàng bắt đầu đưa ra nhiều chính sách huy động: lãi suất năm 2005 khá hấp dẫn thu hút được khách hàng đến gửi tiền có kì hạn khá cao. Năm 2006, tỷ lệ này cũng tăng lên 43,45%%, mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng Ngân hàng với uy tín của mình vẫn giữ chân và thu hút khách hàng gửi tiền ở Ngân hàng mình. Hơn nữa vào những năm gần đây Cần Thơ đang trong kế hoạch phát triển nên các nhà doanh nghiệp cần dự tính tiền để chờ cơ hội sẽ kinh doanh nên đến Ngân hàng gửi. Do đó mà tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn của Ngân hàng ngày càng gia tăng theo đà phát triển của tỉnh.
4.2.2.4.Tiền gửi thanh toán trên vốn huy động:
Các tổ chức kinh tế mở tiết kiệm tiền gửi thanh toán nhằm giúp cho việc kinh doanh được nhanh chóng ở việc chi trả và ít tốn kém chi phí. Nói chung nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với Ngân hàng vì các tổ chức kinh tế có thể rút ra từ tiền tiết kiệm khi cần thiết. Vì vậy Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, tỷ lệ tiền gửi này trên vốn huy động qua các năm ở INDOVINA Cần Thơ như sau: 26,66% năm 2004 tăng lên 27,1% năm 2005 và đến năm 2006 là 42,81%. Tỷ lệ này tăng cao năm 2006 do trong năm nay vốn huy động giảm 4,16% so với năm 2005. Qua đó ta có thể đưa ra kết luận Tiền gửi thanh toán của INDOVINA tăng mạnh cho thấy Ngân hàng làm ăn có hiệu quả, gia tăng mạnh mẽ thêm vốn huy động của mình.
4.2.2.5.Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trên vốn huy động:
Tỷ trọng này có xu hướng tăng giảm qua các năm: năm 2004 là 42,53%, năm 2005 lên 60,96%, năm 2006 giảm xuống còn 47,4%. Tiền gửi tiết kiệm dễ bị thu hút bởi lãi suất của nó hấp dẫn. Trong trường hợp cần thiết tăng nguồn vốn cho hoạt động Ngân hàng, nếu áp dụng mức lãi suất hấp dẫn hơn các Ngân hàng khác thì có thể thu hút khách hàng gửi loại tiền gửi này. Năm 2006, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số huy động vốn vì một phần do sự cạnh tranh ráo riết của các Ngân hàng thương mại cổ phần và phần khác là do một số khách hàng vì lý do nào đó họ trở về địa phương không gửi cho INDOVINA Cần Thơ nữa. Nhưng xét trên tổng thể tiền gửi thì chỉ tiêu này vẫn không thuyên giảm so với các năm, có được điều này là do Ngân hàng đã đưa ra nhiều kì hạn tiền gửi. Trong vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm chiếm gần 50% tổng vốn huy động do Ngân hàng đã có nhiều biện pháp thu hút tiền gửi tiết kiệm, chẳng hạn như có nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng đến gửi tiền ở Ngân hàng, tư vấn tận tình cho khách hàng,...
Tóm lại, qua xem xét các tỷ số trên ta thấy khả năng huy động vốn của INDOVINA Cần Thơ tương đối cao. Và Ngân hàng đã và đang cố gắng hơn nữa để nâng cao các tỷ trọng này lên để huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhưng trên địa bàn nhỏ hẹp lại có nhiều Ngân hàng cạnh tranh để huy động vốn nên việc mở rộng thêm nhiều hình thức huy động thu hút khách hàng như:
thưởng tặng cho khách hàng bằng hiện vật cho khoản tiền gửi cao, tiết kiệm có dự thưởng.... là vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Nhìn chung, các hình thức huy động của chi nhánh chưa đồng bộ, INDOVINA Cần Thơ cũng chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức huy động của mình. Đa phần dân cư thích gửi tiết kiệm có thời hạn, còn các thành phần kinh tế thích gửi tiền gửi không kỳ hạn. thật vậy, đối với những đơn vị sản xuất là những khách hàng truyền thống của chi nhánh, họ ít muốn đem gửi tiền có kì hạn vì gửi tiền rất khó rút ra bất kỳ lúc nào khi cần sử dụng và nếu được mất đi một phần tiền lãi sinh ra nên gây khó khăn cho quá trình thanh toán. Ngược lại, đối với dân cư thì lại thích gửi tiền có kì hạn vì do lãi suất cao hơn tiền gửi không kì hạn, hơn nữa họ không có nhu cầu sử dụng tiền cấp thiết như các đơn vị sản xuất kinh doanh. Với hai sở thích trái ngược nhau của khách hàng tạo một sự hài hòa trong việc phân phối nguồn vốn của chi nhánh.
Nguồn vốn tự huy động luôn mở ra khả năng nâng nguồn vốn lên rất cao, tạo khả năng chủ động trong hoạt động kinh doanh khi cần thiết và khẳng định tính tự chủ ngày càng cao trong hoạt động tín dụng cho INDOVINA Cần Thơ.